Wednesday, March 9, 2011

THEO CHÂN NHỮNG VỊ BỒ-TÁT


Hầu như trong tất cã những công trình nghiên cứu đã cho thấy rằng : Phật - Giáo phát triển vào Á Châu Thái bình Dương với 2 con đường chính , bao gồm phái Đại thừa (Mahayana) lẩn Tiểu Thừa (Hinayana) .”Comme dans l’inde elle même et comme dans d’autre pays asiatiques,le HINAYANA ,et MAHAYANA s’affirmerent d’abord parallelement…”Buddhism in Chine-Ch’en 1972….
Đây có thể nói là giai đoạn phát triển tiên khởi của Phật giáo Đông Á Châu v.v Như trong giai đoạn của Hán Minh Đế (năm 25 đến 75) sau T.L, chúng ta còn ghi nhận thêm ở vào thời Hậu Hán Trung Hoa , được ghi nhận có 3 Trung Tâm phát triển Phật giáo , tuy nhiên 3 trung tâm này , lo trách nhiệm phiên dịch kinh sách và hoằng pháp , những nơi này đã được điều động bởi các vị Tăng Người Khương(Sogdian) , cùng bao vị khác đến từ Trung á (Scythia)… trong suốt giai đoạn khởi đầu này cho đến thế kỷ thứ 4 , không có một vị sư Trung Hoa nào điều khiển các trung tâm này cả…
Trung tâm Phật giáo P’ENG CHENG nằm trên hạ lưu sông Dương Tử , thuộc phía Đông Nam Trung Hoa , sau đó phải kể đến Lạc- Dương , toa lạc bên sông Hoàng - hà , đây là Đông đô do Tào Tháo trấn nhiệm ở vào thời Tam Quốc…sau đến là trung tâm Giao-Châu (Chiao-Chou) Thời Tam Quốc Bắc Thuộc , Giao- Châu làm một quận của Tàu đô hộ , thủ đô Giao Châu là Giao-Chỉ , nằm trên lưu vực tam giác sông Hồng….thời điểm này Giao- Châu Trực thuộc vào nước NGÔ (Ngụy,Thục,Ngô tam quốc) là một miền được sống trong thanh bình , nên các sỹ phu thời bấy giờ đã kéo về đây rất nhiều văn học , nghệ thuật cùng đạo pháp đã phát triển vượt bực...
Tất cả 3 trung tâm trên đã có những liên hệ chặc chẻ với nhau , theo hồi ký của Hushih thời trung tâm P’eng Ch’eng (thuộc Nam –Kinh ngày nay) đã làm con đường tiếp nhận những vị sư đến từ trung tâm Giao Chỉ , theo ghi nhận , những vị tăng đã ra đi từ một miền gọi là Wu-Chou(Quảng Tây) phía trên Bắc Ninh ngày nay , sau đến Quảng Đông(Canton) để cuối cùng vào Nam Kinh…
Riêng về trung tâm Lạc Dương(Lo-Yang) , được xem như một nơi quan trong , vì là kinh đô của nhà NGỤY,một nơi thuộc triều đình nên được chú trọng nhiều hơn…theo Hsiang K’ai , lúc này đạo Phật cùng Lão Giáo cùng phát triển , riêng ở Tào Tháo người chú trọng nhiều vào đạo Phật vì rất đông người theo đạo , nên Tào Tháo dựa vào để làm hậu thuẩn chính trị…
Lạc-Dương, một chứng tích của Phật giáo thời bấy giờ là ngôi Bạch Mả Tự , xây từ thời vua Hán Minh Đế sau đến , một ngôi đền có tên H’su Ch’an , tất cả những dấu tích này cùng có những xuất xứ liên hệ đến trung tâm Phật Giáo P’eng Ch’eng ở Nam Kinh.
Trong thời kỳ này , phải nói là do công đức vô lượng của vua HUAN-DI lúc bấy giờ , có thể nói Lạc Dương đã qui tụ thật đông những tu sỹ Phật giáo , những vị này đã đến từ bốn phương , hay nói một cách khác là đến từ những miền thuộc Trung Á , trong số những vị tăng tài , phải kể là ngài AN SI KAO đến Lạc Dương từ năm 148 sauT.L , cũng là người của những trung tâm Phật giáo miền Trung Á , một vị có thể gọi là người đầu tiên dịch kinh sách sang tiếng Trung Hoa.
Kinh sách mà AN SI KAO đã dịch đều đặt trong tâm vào bí quyết Thiền Định (Dhyana) nói về kỷ thuật tập trung , quán chiếu hơi thở , đây là bộ môn Thiền Định…
Cũng nên nói thêm về Lạc Dương , đây là một miền phồn thịnh nhất thời Hậu Hán , làm kinh đô của Đông Hán từ những năm 25 đến năm 190 sau T.L , LẠC DƯƠNG tọa lạc trên một diện tích gồm 10 cây số vuông , đứng vào hàng thứ 3 sau Trường An (33 .48 km vuông) và ROME thuộc La Mả(13.80 km Vuông) theo nhà nghiên cứu H.Bielenstein dân số Lạc Dương Thời Bấy giờ đã lên đến 500.000 người kể cả vùng ngoại thành (Willam walson/ Ed. 1981-Art of Dynastic China)
Thành Lạc Dương được xây dựng theo hình chữ nhật , trục hướng Bắc Nam , chung quanh được bao bọc bởi những tường thành bằng gạch đất cùng với 12 tháp canh , cũng như Trường An cửa thành sơn màu Âm Dương cho hòa hợp với đất trời , được vây quanh bởi dòng sông Gu , những cầu bắc qua sông thường làm bằng gổ , đặt ở trước tháp canh… riêng ở phía đông có những cây cầu bằng đá hợp cùng kiến trúc Tôn Giáo , còn lại là những khu dịch vụ thương mại…
Bên trong thành Lạc Dương gồm 2 điện : Bắc điện và Nam Điện mỗi một cung điện diện tích khoảng 50 hectares , hai cung nối liền bằng một con đường có ba hàng , line ở giửa dành cho vua , con đường có trục bắc nam này chia kiến trúc cung điện ra 2 phần gọi Đông cung và Tây cung…
Ở khu vực phía nam những cung điện được làm văn phòng hành chính , nơi trú ngụ của những Quan triều , đặc biệt hơn làm nơi trường thi của bao nhân tài thi phú , một Quốc Tử Giám được xây dựng vào năm 178 , cùng là nơi đào tạo những nhân tài cho triều đình , cũng lưu ý thêm , vào năm 131 ở ngoại thành Lạc Dương có khoảng 241 chung cư bao gồm 1850 phòng , sau đó 20 năm Lạc Dương có 30.000 Sỹ tử theo Đạo Khổng…trong tổng số 500.000 người...
Trong Quốc tử giám còn làm một thư viện tên Dong Guan nơi lưu giử tất cả những áng thơ tuyệt tác trong suốt 2 thế kỷ…
Phía Bắc là những cung điện có vườn Hoa , cũng là nơi vua ngự từ năm 65 đến 125 , từ năm 147 đến 149 , ngoài ra khu phía nam cùng là nơi ở của vua từ năm 25 đến 65…
Bên cạnh 2 cung điện nguy nga tráng lệ này , lại là những ký túc xá cho các quan quyền bao gồm 32 gian , những vệ sỹ , Ngự Lâm quân , ngoài ra còn phải kể các ngôi đền thờ tổ của các vị vua , những vị thần linh theo truyền thống Trung Hoa đã đựơc xây dựng ở phía Đông trên giòng kinh Yang…
Bối cảnh của Trung tâm Phật giáo P’eng Cheng , đã thực sự phát triển trên lảnh địa của nước Ngô , sự hình thành của quốc gia này trong thời kỳ phân chia Tam quốc từ năm 220 đến 284…
Thủ đô của Ngô triều từ năm 221 đến 229 ở WU CH’ANG đến sau 229 thì dời về CHIEN YEH , trong quãng thời gian này người ta ghi nhận có 3 vị dịch kinh , các vị đã phổ cập thêm nhiều kết quả trong việc hoằng pháp tại đây*( Around 225 we found three Buddist translator working at WU CH’ANG ,and shortly after 229 two of them appear to have moved to the new capital…..The two most important figures of Buddism at WU(Ngô),the Indo-scythia: Chih Ch’ien(Chi Khiêm) and the Sogdian monk K’ang seng –Hui….(Conquest of China,Histirical Survey pages 46-47 by Zucher-1972)
Trong số các vị trên ta thấy có Chi Khiêm và Khương Tăng Hội , ngài Khương Tăng Hội sinh ở Giao Chỉ …đều đã được thụ huấn trọn vẹn trọn vẹn nền văn chương Trung-Hoa , riêng ngày Khương ở Giao-Châu , lúc bấy giờ là một miền thanh bình không nằm trong những tranh chấp của Ngụy , Thục , Ngô…
Sự thanh bình ngự trị ở Giao-Châu , nên có rất nhiều nhân tài Trung-Hoa về lánh nạn , trong số những vị ấy phải kể là SỸ-NHIẾP( Shih-Hsieh , 177-266) một trong những bật kỳ tài của văn chương Trung Hoa…
Có những vấn đề được đặt ra , trước khi chữ Hán được dạy ở Giao- Châu khoãng Năm 200 sau T.L thì dân Bách-việt đã dùng chữ gì để biểu hiện???
Căn cứ theo sử liệu , cổ vật , các nước Bách việt đã thành tựu với nền Văn Minh Đồng sơn địa bàn kéo dài từ trên Bắc Việt đến Vân Nam , Bắc Thái , nền văn minh Đồng Sơn khởi lên từ hơn 1500 trước Công Nguyên , chấm dứt với một thời gian ngắn sau Công Nguyên , thế nhưng , căn cứ trên những trống đồng , ta không thấy có biểu hiện chữ viết bao gồm luôn cả những trống đã tìm thấy ở Vân Nam , Bắc Thái và Java( người Nam Dương di dân xuống từ bắc Thái khoãng năm 1500 trước T.L nên họ cũng biết Nghệ Thuật đổ đồng???)
Song song với giai đoạn Đông-Sơn , lúc đấy ở Trung Hoa nằm trong giai đoạn của nhà Thương , Chu , Chiến quốc , nhưng trên những di vật đã tìm thấy biểu hiện về văn tự rất rỏ ràng cụ thể đó là chữ hán trong thời kỳ thô sơ hay gọi là cổ ngữ…
Một điểm khác biệt đáng lưu ý hơn , trên trống đồng thường khắc nhiều hoa văn với đường nét kỷ hà (géometrique) tức là những hình vẽ thẳng nét ,hình học , Còn chữ Hán thời thô sơ thời mềm mại và không thẳng nét vì thường được vẽ trên đất sét với một que làm bằng tre…
Như chúng ta biết , nguồn gốc Hán tộc , chỉ vỏn vẹn trên sông Hoàng-hà thời xa xăm ấy địa thế hiểm trở , đất Trung Hoa to lớn , nên phương tiện giao thông không có thể xảy ra nhiều đến với Bách Việt….
Ngài Khương Tăng Hội sinh ở Giao-Chỉ , một miền tương đối thanh bình , nên hầu hết những sinh hoạt đều phát triển vượt bực nhất là trên lĩnh vực Văn Học.
Ngài Khương tăng Hội đã thụ huấn , lĩnh hội một cách tuyệt vời nền văn chương Hán Nôm , một cơ chế giáo dục do chính quyền đô hộ nhà Hán áp dụng một cách hoàn chỉnh ở Giao-Châu từ nhũng năm 204 sau T.L.và ngài Khương cũng sinh ra từ những năm này…
Được sinh ra trong một gia đình người Trung-Á , Thuộc chủng tộc Khương(Sodian) , thân sinh đi buôn sang đất Giao-Chỉ , nơi đây , trên đất nước này người đã chào đời , nhưng chẵng may , cha chết sớm từ thuở lên mười , ngài Khương Tăng Hội đã sống trong sự nuôi nấng , giáo dục của Hội Phật Giáo Người Khương ở Giao Chỉ , ngài đã quy y , xuất gia cùng các vị thầy ở đây , tuy chúng ta không được biết danh tánh những vị ấy , nhưng theo hồi ký chắc chắn một điều các sư phụ của Khương Tăng Hội là những cao tăng đắc đạo…
“ We do not know anything about his first master whom he mentions twice with great affection and veneration…”Conquest of China by Zucher
Vốn là người Trung-Á nên rất thông thạo vền Phạn Ngữ , chính vì thế , Khương Tăng Hội đã dịch kinh sách đóng góp thật nhiều tài liệu phong phú cho sự hình thành , cũng như phát triển Phật Giáo ở Giao-Chỉ cùng Nam - Kinh trong suốt 3 thế kỷ đầu…
Theo tài liệu thì vị này mất năm 280 cùng lúc chiến tranh Tam-Quốc kết thúc (lúc tuổi đời xấp xỉ 80 , nếu như gỉa thuyết được sinh vào những năm 200 sau T.L) trong suốt qúa trình tu học , hoằng dương đạo pháp thời gian đươc tính hơn nửa đời người…
Theo tài liệu cho biết , Khương tăng hội đến CHIEN YEH năm 247 , cùng năm chùa Kiến – Sơ được dựng lên , tuy nhiên cũng chưa đích xác lắm , vì nếu như ngài đến Trung Hoa vào những năm này thời tuổi tác đã gần 50 , có những chi tiết cho thấy , có thể đến sớm hơn , ở các trung tâm phụ bên cạnh Nam Kinh , như trong Đại Thừa Luận một kinh phẩm mà Khương Tăng Hội đã dầy công phiên dịch , nhuận sắc với bao lời bạt , trong một phần nhỏ ngài có kể về hoàn ảnh mồ côi của mình , cùng người thầy nuôi nấng cũng viên tịch ít lâu sau đó….Bối cảnh chiến tranh khiến cho cuộc sống chao đảo , rất khó bề hoằng pháp một cách trọn vẹn…”the years of war and chaos during which it was almost imposible to pratise the religious life”Conquest of China.., căn cứ theo những thủ bút này , cũng nên nhắc lại trong lời bạt của Pháp Cảnh Kinh (Mahayana) ngài Khương có đề cập đến chiến tranh , chắc chắn lúc bấy giờ Khương Tăng Hội không có ở Giao-Chỉ , vì Giao-Châu lúc ấy trong Thanh Bình…
Khương Tăng hội kế nghiệp công trình mà An Thế Cao đã làm , như viết lời cho An Ban Thủ Ý , những công trình này phải thực hiện một cách lâu dài trước thời điểm dời đến Chien Yeh(247) , cũng không ở Giao-Chỉ vì theo hiên hệ với phần trước có nói về 3 vị dịch kinh ở Wu Chang năm 225 , 229…như vậy bao công trình dịch thuật bao gồm nhuận sắc của Pháp cảnh Kinh , An Ban Thủ Ý , phải được thực hiện trước năm 247 ít nhất 15 năm …Tuy nhiên vì sự thất tán sử liệu những thứ Khương Tăng Hội đã đóng góp thật nhiều cho Ngô triều do Ngô Tôn Quyền lảnh đạo , nhất là trong kỷ yếu của NGÔ Thư(Wu-Shu)

Đất Giao-Chỉ trong kỷ nguyên sau Tây-Lịch , một miền giao tiếp giửa hai luồng văn minh lớn thời bấy giờ là Ấn-Độ , Trung Hoa , nơi thị tứ một trong những hải cãng quan trong thời bấy giờ , ngoài ra còn được giao tiếp với LIN-Y(Chàm ngày nay) và Fu-Nam (Miền Nam Việt-Nam ngày nay…)Đạo Phật đã được truyền bá một cách mạnh mẻ , có thể nói trung tâm Giao-Chỉ là một trong những trung tâm Phật giáo truyền thống chính thức ở cực nam , Ngài Khương Tăng Hội đã thừa kế những ưu đãi đó để đem hết tâm nguyện hoàn tất biết bao công trình dịch thuật.
Riêng trên lỉnh vực Văn chương Hán Nôm , Ngài đã làu thông Tứ Thư , Ngũ Kinh một nền tảng triết lý Khổng Mạnh

, song song thời điểm đó Khương Tăng Hội đã được nhìn nhận là một văn tài Hán Văn….”Exelled in literary composition…”

Bên cạnh đó Chi-Khiêm cùng là một kỳ tài, đã thấu hiểu sâu sắc gíao lý Phật giáo , đồng thời thực hành một cách cặn kẻ….

“Whose talents and learning were profond and penetrating, and who had completely mastered the buddhist and secular”

Cả hai vị này đã từng đến Chien-Yeh thủ đô của Ngô triều , một địa danh thuộc Nam-Kinh ngày nay , nằm bên cạnh trung tâm P’eng t’eng…

Sau đây là 13 triều đại của Đông Hán , hay gọi là Hậu Hán… Những vị này ít nhiều đã có công đóng góp , hỗ trợ cho việc phát triển Phật Giáo ở Trung-Hoa trong 2 thế kỷ sau T.L….

Các giai đoạn phôi thai của 3 trung tâm Phật Giáo Á Châu- Thái bình dương , điển hình nhất qua các trung tâm Bành Thành và Lạc-Dương…







GuangWudi

MINH-DI(Hán Minh Đế)

Zhang di

He-di

Shang-di

An-di

Shun-di

Chong-di

Zhi-di

Huan-di

Ling-di

Shao-di

Xiang-di




từ năm 25 sau

từ năm 58 “

từ năm 76 “

từ năm 89 “

từ năm 106 “

từ năm 107 “

từ năm 126 “

từ năm 145 “

từ năm 146 “

từ năm 147 “

từ năm 168 “

từ năm 189 “

từ năm 190 “


Đến năm 57

Đến năm 75

Đến năm 88

Đến năm 105

Đến ……….

Đến năm 125

Đến năm 144

Đến……….

Đến……….

Đến năm 167

Đến năm 189

Đến………..

Đến năm 220







(2)Sự Phát triển của PHẬT GIÁO trên địa bàn GIAO-CHỈ

Theo những nghiên cứu của các học gỉa Phương Tây, thời con đường Phát Triển Phật Giáo Giao Chỉ song hành với con đường phát triển mậu dịch.
Bởi lẽ, trên những chiếc thương thuyền cập bến Giao Chỉ, luôn luôn có sự hiện diện của các vị Tu sỹ Phật Giáo đến từ Ấn Độ, sự nối kết này do việc thông thương bằng đường thủy mà điểm đến là các hải cãng, trong đó cãng Giao Chỉ được xem như sầm uất nhất vào lúc ấy ...
Sự giao tiếp được nhen nhúm từ thời tiền Hán, thế kỷ thứ 2 trước công nguyên, qua những đối thoại còn ghi dấu trong một kỷ yếu bằng tiếng Pali(Nam Phạn)như trong văn phẩm "Milindapanha"( this early use of a sea route is also attested in ancient Indian source.In the Pali text,Milindapanha, which is a dialogue beween king Menandros,125-95 B.C, and the Monk Nagasena, the Latter, Nagasena, actually mentions something to the effect that Indian cargo ships went as far as to China)tuy nhiên sự giao lưu này phải dừng lại một ít sau đó, dưới thời thống trị của vua Ho ở Trung Hoa(89-105 trước công nguyên)cho đến thời Vương Mãng thì hoàn toàn cắt đứt, mãi đến thời hậu hán con đường này lại tiếp tụp mạnh mẻ hơn, thường thì người La Mã, Ấn độ, Trung Á, đến cập bến trên 2 cãng lớn là Giao-Chỉ và Jih-Nam (một nơi gần Huế ngày nay),trong gạch nối này ta ghi nhận trong 2 lần, 159 và 161 sau Công Nguyên triều đình nhà Hậu Hán đã nhận được những phẩm vật đến từ Ấn Độ.
Sự quan trọng của cãng Giao-Chỉ được xem là bật nhất, nó là một điểm chuyển tiếp để lên Bắc Phưong nhất là trong Giai Đoạn của toàn quyền Sĩ-Nhiếp(177-226)đã ghi nhận trong Hán thư thời bấy giờ có Rất nhiều chủng tộc lạ đến buôn bán tràn ngập trên các đường phố Giao-Chỉ(the streets of Tongkin were filled with barbarians, presumably barbarians merchant)-nói như vậy, duy nhất, Giao Chỉ ngày xưa là điểm tiếp xúc, hội nhập với cộng đồng kinh tế như La-Mã, Ấn Độ v.v, sớm nhất trong vùng á châu thời bấy giờ.
Sự phồn vinh đó chẵng khác nào như một điểm tập hợp kinh tế của các thị trường quốc tế, chính về rộng mở của cái tâm, sau trung tâm mậu dịch Giao-Chỉ, lại bành trướng thêm lên qua một miền đất mới, từ một nơi tù ngục là Ho-Pu thuộc Hải-Nam,nay trở thành môt cãng thứ yếu, nơi đây dịch vụ chính là buôn bán Ngọc -Trai, lúa gạo, Ngủ cốc v.v.
Từ thời xưa những chủng tộc sống ở cực nam sông Dương Tử đều không phải Hán tộc, cho đến khi đồng hóa, để trở thành một cộng đồng trung Hoa như ngày nay.
Theo những nghiên cứu cho rằng trước công nguyên nơi đây đã từng là nơi sinh sống của trên 800 bộ tộc khác nhau, nhưng đến sau công nguyên thời chỉ tồn tại một số ít, khoãng 130 bộ tộc...Trong đó có cã Bách Việt...
Cũng nên nhấn mạnh thêm địa danh GIAO-CHỈ đã tồn tại từ hơn 2000 năm trước công nguyên, theo như lời dẩn của học gỉa Wiens trong "Hán Chinese expansion in south China/ édition Shoe Thing 1967, Yale University"
"The earliest mythical reference to the territory of Kuang-tung(Quảng-Đông) and Kuang-hsi pertains to Emperor Yao's (2356-2255 trước công nguyên) command to the younger Brother of Fu-Hsi to migrate and Settle in NAM-CHIAO or Southern Chiao.
Fu-Shi chính là người vẽ nên 8 quẻ gồm : đất,nước, lửa, gió, đất, trời tạo nền tảng cho ngành địa lý, cùng tượng hình đầu tiên cho chữ viết Trung-Hoa.
"Whether this NAM-CHIAO is the same as the later CHIAO-CHIH (Giao-Chỉ)"

Và trong số những bộ tộc đó, bộ tộc Wu, với những tập tục nhộm răng đen và xâm lên trán, cho đến sau cùng những tập quán đó lại thể hiện qua những bộ tộc của người Tày (LoLo)ở bắc phần Việt Nam...


La toàn Vinh



Người PHÙ-NAM

Cũng như Vương Quốc Chăm ( Champa), Người Miên ngày nay, vẫn có một nguồn gốc sâu xa, trong chiều hướng, ảnh hưởng bởi nền Văn Minh cổ Ấn-Độ.
Theo nghiên cứu cho thấy; có thể người Phù-Nam, cùng một chủng tộc với Malaysia-Nam-Dương...Bởi theo những so sánh tương quan có được, trong sử liệu Thời Tấn Trung Hoa mô tả, " người Phù-Nam(Fou-Nan) có đầu tóc xoắn, da ngâm đen, cận ảnh như người Java v.v."
Vương quốc Phù-Nam, được biết đến, từ những năm đầu thế kỷ sau công nguyên, họ tập trung sinh sống, trên địa bàn của hạ lưu sông Cửu-Long, tập thể Fou-Nan, được xem như một thành phần Ngoại Ấn-Độ-Ấn Độ Hóa.
Tuy nhiên, đi ngược dòng lịch sử cổ, ta nhận thấy có nhiều điểm nổi bật, từ việc vua ADỤC(Asoka), sau lần hội nghị Phật Giáo tại Pâtaliputra; vào năm 242 trước Công Nguyên. Ngài Asoka, đã truyền cho rất nhiều Tu Sĩ, Trí thức đi xuôi về các địa phương ,các miền, Để truyền giảng đạo Pháp,trong số những thành tựu đó, ngày nay, ta được biết nhiều đến Tích-Lan, Miến-Điện, Hy-Lạp, và hơn thế nữa ở vùng cận Đông Nam Á.
Song song với sự phát triển của trung tâm Giao-Chỉ (Chủ Yếu là Thị Trường Ngọc Trai), Đất Phù-Nam xưa, cũng là một thương cãng sầm uất ở phía Nam, có dịch vụ thương mại nhiều với Tây-Phương, dựa trên các di chỉ tìm được ở Óc-Eo-Châu-Đốc... Như tiền cổ Tây -Phương, đá quý, Ngũ Vị hương, đồ gốm, tượng Phật,tượng thần Shiva , Gạch Đất xây nhà vv.
Từ việc phát triển thương mại qua đường Biển, văn hóa, tôn giáo cũng song hành và phát triển một cách gián tiếp.


Như trong bài viết của học gỉa André Migot đã chứng tỏ:"...Ces échanges commerciaux furent facilités par les progress techniques de la navigation, utilisant les moussons dont l'alternance facilitait grandement les voyages des voilers, cartain capables de transporter 600 à 700 Passagers"


Trên địa bàn Óc-Eo (Châu-Đốc), xưa kia là một thị tứ thông thương rộng mở, tọa lạc trên một chu vi dài 3km và rộng 1.km1/2, đây là một trung tâm hành chánh, kinh tế cùng văn hóa thuần Ấn-Độ.
Lẽ tất nhiên, Đạo Bà La Môn cùng Ấn độ Giáo, đã tạo nên bao ảnh hưởng sâu rộng hơn, trong tinh thần của người bản xứ Phù-Nam; tuy thế, Đạo Phật đã cùng hiện diện tại nơi đây.
Có 4 yếu tố phát triển chính trong đời sống người Phù-Nam, giúp họ duy trì một nền văn hóa NGOẠI ẤN-ĐỘ:
1-Bà la Môn cùng những giáo sĩ.
2-Những Trí Thức cùng quân đội
3-Mạng lưới Thương Mại thông thương tiếp cận Ấn -Độ
4-Công nhân lao động đến từ những miền Trung Á, Ấn, Nam-Dương v.v
Dựa theo những kỷ yếu, thời Tấn, Đường, khiến ta nhận biết rõ ràng hơn về sinh hoạt nơi đây, nhất là trong giai đoạn ở giửa thế kỷ thứ 3, Tên gọi PHÙ-NAM được đọc bằng âm Quan-Thoại, từ trong Phát Âm cổ ngữ "bnam" của Khmer, sau này đọc là "phnom" nhưng "bnam" hay "phnom" cùng một nghĩa là Trái Núi.
Người Fou-nan phát triển mạnh về công nghệ đường thủy, nhất là trong các giai đoạn của vua Kaundinya-Jayavarman, nhưng sau đó,các triều đại kế tục như Chân-Lạp lại bị tai họa lớn, làm thất thoát nhân lực, vật lực , tất cã đều do cường triều dâng cao tàn phá...

CON ĐƯỜNG TIỂU THỪA

Sự hiện diện của Phật Giáo tại Phù-Nam, từ khởi thủy, đến Thời kỳ của Vương quốc Chân-Lạp và lớn mạnh hơn ở Giai Đoạn đặt thù Khmer,vì trong giai đoạn này, người Khmer đã tách hẳn các ảnh hưởng đến từ Ấn Độ và tạo cho mình một sắc thái riêng biệt, sự kiện này thật bình thường cũng như Champa vv. Thế nhưng, có rất nhiều luận bàn về hai con đường, Tiểu Thừa và Đại Thừa, cổ xe nào đã đến trước ???
Căn cứ vào tư liệu cung cấp, ghi lại trong kỷ yếu Nhà Tấn,nhà Đường, cùng chuyến đi của ngài Yi-Tsing, thêm vào một số thông tin khác được các học gỉa Phương Tây chép lại từ bia Chàm... Khởi đầu, bởi những lần đi sứ của Vương quốc Phù-Nam, được đại diện bởi các vị tăng, như việc nhà sư Ấn Độ Nagasena được phái đi Trung Hoa vào năm 484,ngài nói"La coutume du pays(Fou-Nan), est rendre un culte de MAHESVARA", trong lần này , vương quốc Phù-Nam tặng 2 bảo tháp bằng Ngà, năm 503, dâng lên triều đình Trung Hoa một tượng Phật... Điều này, khiến cho học giả Kalyan Kumar Sarkar, của chương trình nghiên cứu Trung Hoa-Ấn Độ cho rằng, Người Phù-Nam Theo Đại Thừa (Mahayana),vì ngài cho rằng vị thần Mahésvara mang tinh thần của Bồ Tát Quán Thế Âm( Bodhisattva Avalokitesvara)(1).Tuy nhiên, theo ông G Coedès cho rằng, Người Phù-nam theo Tiểu-Thừa nhưng sử dụng văn tự Bắc Phạn (Sanskrit), dù vậy, tiếng Phạn này, lại giống của dân tộc HOU ở miền Trung-Á...Điều này, thích hợp với lý giãi về pho tượng Phật đứng bằng gổ cây mù-u,vào thế kỷ thứ 2-3 sau Tây Lịch đã được tìm thấy trên địa bàn Óc-Eo(Châu Đốc) .
Tuy thế, cũng vẫn chưa rõ ràng lắm, khi 2 vị sư tên Sanghavarman và Mandrasena đã đến Triều đình nhà Trung Hoa, năm 506 đến 522 , cả hai đều làm việc, phiên dịch kinh Phật tại đây, những di chỉ này đều biểu hiện tinh thần Đại thừa...(2)
Cũng nên nói thêm, Thời đại Phù-Nam , Cã 3 Tôn giáo đồng hiện diện bao Gồm: Bà-La-Môn, Ấn độ Giáo Và Đạo Phật, Trung Tâm Phật Giáo Phù-Nam tọa Lạc tại Vat Lomlok-Pnom Da, Trung tâm thứ hai tại Trà-Vinh, Tên Khmer là preastrapeang" (Hồ Thánh).... ở giai đoạn đầu tiên của Nghệ Thuật Phù-nam man mác một cái gì đó gần như hình Thức AMARAVATI, Ấn Độ, điều này cũng tìm thấy trong Nghệ Thuật Chàm kiểu thức Đông-Dương trên khu Tháp Mỹ-Sơn ,Quãng Nam.
"Cái thân tứ đại vốn Không", ý niệm này vẫn bàng bạc trong con người Phật giáo, nơi đây hồ như cõi tạm, cho đến cuối cùng cuộc sống nhân sinh, tinh thần tứ đại pháp lại được biểu hiện qua hình thức an táng của người Phù-Nam...
Có 4 cách an táng theo sau:


1-Thổ Táng, Đào một hố sâu, chôn người chết xuống dưới, để xác thân kia hòa nhập vào một thể.

2-Thủy Táng, Thả xác người chết trên sông, hay trên bè gổ, để giòng thủy kia sẽ đưa xác thân kia về cái vô cùng của biển cả...

3-Hỏa Táng, Đem xác chết trên giàn hỏa thêu, đến khi chỉ còn những hạt bụi mơ hồ...

4- Khí Táng,Chân không Táng. Nghi Thức này còn tồn tại ở một vài nơi trên đất nước Tây-Tạng, cách an táng này được thực hiện bằng cách, để xác chết trên xa mạc hoặc nơi đồng không mông quạnh , mặc cho Diều hâu, kên kên, muôn thú đến ăn... Cách này, bộc lộ được tính hòa nhập vào bản thể bao la của Chân Không (Vacuité Universelle), ta cũng nên biết thêm Lục Tổ Huệ-Năng đã thiền định trong một hang động, đến khi viên tịch, xác của ngài vẫn còn nguyên vẹn, Đây coi như một hình thức Khí Táng.







La Toàn Vinh
Montréal 2007

(1) Có một khám phá mới cho rằng, cã hai phái Đại Thừa Và Tiểu Thừa, cùng hiện diện trên địa bàn Phù-Nam, tuy nhiên Pho tượng Quán Thế Âm tìm được ở Rạch-Giá, đã không bộc lộ được cùng thời gian tính, cổ kính như tượng đã tìm được ở Óc-Eo(Châu-Đốc)

(2) Theo G.Coedès Cho rằng, hai vị sư kia đã Theo Đại Thừa trong thời gian trú trì tại Trung-Hoa.


Index:
- Les Khmers/André Migot/Edit. Le livre Contemporain-Paris 1960
-Les-Religions-Brahmaniqies-dans-ancien Cambodge/KamaleswarBhattacharya/Viễn Đông Bác Cổ/Paris 61
- Les Khmers by G. COEDÈS, Viễn Đông Bác Cổ.

Theo Bước Chân Bồ Tát (1)







Theo chúng tôi được biết, Yi-Tsing (635-713) thời nhà Đường có đi sang Ấn-Độ thỉnh kinh. Hành trình có khác với Huyền-Trang, vì Ngài đi bằng đường biển, trong khi Tam-Tạng(Huyền Trang) đi bằng đường bộ.
Cuộc hành trình của Yi-Tsing cũng rất vất vã, nhưng thu hoạch được nhiều tài liệu gía trị, vì trong hồi ký của Ngài, đã cho biết được tất cả bối cảnh, sinh hoạt cùng sự phát triển Đạo Phật tại Ấn thời bấy giờ,cùng bao sinh hoạt hoằng pháp bên ngoài Ấn Độ như: Nam-Dương,Sumatra... Sinh năm 635 tại Tchili, vào tu viện Phật Giáo năm 7 tuổi, đến năm 12, sư phụ viên tịch, nhưng vẫn lưu lại tu học cho đến 25 năm sau, Yi-Tsing xuất hành sang Ấn-Độ.
Vào một ngày mùa Thu năm 671, trên bến Dương-Châu (Yang-Tcheou), Trung-Hoa,đón thuyền của những vị lái buôn người Ba-Tư để tìm về xứ Phật. Sau 20 ngày lênh đênh trên sóng biển,thuyền có ghé Côn-Sơn(Pulau Condor), cập bến Sumatra thuộc Hải Phận Nam-Dương, lưu lại nơi đây 8 tháng( gồm 6 tháng ở Palengbang cùng 2 tháng ở Malacca, nay thuộc Malaysia).
Trong quá trình tầm đạo,Yi-Tsing đã đi lại trên đất Phật 10 năm,cùng 10 năm ở Nam-Dương(Ngoại Ấn Độ). Ngài đã đến Nalanda tu học như Huyền-Trang, hầu như các nơi có thánh tích Phật gíao đều có bóng dáng Yi-Tsing.
Trong hồi ký viết: Yi-Tsing đã cầu nguyện dưới cội Bồ Đề,đến vườn Lộc-Uyển, viếng nơi đức Phật Nhập Niết Bàn, nơi nào cũng ghi chép tường tận...
Trên đường trở lại Trung Hoa, Ngài Yi-Tsing đã thỉnh 10.000 cuộn kinh theo như tâm nguyện, đến Crivijaya thuộc Nam dương an trú trên miền đất Thánh, Ngài đã ra công dịch thuật, tuy nhiên, sức của một người nên không đủ thời gian hoàn tất, thời gian ở Crivijaya đã qua 4 năm.
Đón thuyền về Quãng-Đông, để tìm thêm dữ kiện cho công trình dịch thuật, sau đó Yi-Tsing quay trở lại Nam-Dương thêm 5 năm nữa để hoàn tất công trình...
Cũng nên biết thêm, Lạc Dương thời nhà Đường cũng làm một vị trí đáng kể, sau Trường-An, Lạc Dương nơi đây, trước kia Hán Minh Đế đã dựng lên ngôi Bạch-Mã-Tự, một chứng tích của Phật Giáo Trung Hoa. Vì thế, sau khi lên ngôi, Đường Thái Tông đã chỉnh đốn lại nơi này rất nhiều, để đáp ứng với mực độ dân số đáng kể, trên 2 triệu người...
Sau đến, các vị vua kế tục, bao công trình Phật Giáo cũng được chỉnh trang,nhà Đường, dưới thời hoàng đế Võ Tắc Thiên(Wow Tso Tien) đã làm nhiều công trình lập Chùa, dựng tượng, điển hình nhất là động Long-Miên,trước đó, có thời Võ Tắc Thiên đi tu tại chùa Kanyessen. Theo tục lệ nhà Đường, khi vua băng hà các cung tần mỹ nữ, phi thiếp, đều phải xuất gia quy y, vì lệ chôn sống theo vua không còn...Tuy nhiên, điều này vẫn tồn tại ở Chiêm Thành(Champa)dưới thời Chế-Mân(Jaya Sinhavarman 11).
Sau về lại Trung Hoa, Yi-Tsing cũng đã hợp tác với nhiều dịch gỉa, nhưng kết quả lại không thêm, tuy triều đình nhà Đường có rất nhiều người am Tường về Phạn Ngữ, như ta ghi nhận,thời Đường Minh Hoàng(713-756) có hơn 40 tiến sĩ làm việc,riêng tại Trường-An có hơn 5.000 người từ Ấn-Độ, Tây-Tạng, Trung Á đến tu học, thật mai một cho công trình của Yi-Tsing!!!
Cho đến cuối đời,vua Ấn-Độ có cử sứ gỉa đến tưởng thưởng công trình hoằng Pháp, nhưng không lâu Yi-Tsing mất: Ngài mất năm 713 thọ 79 tuổi
Trong hồi ký của Ngài, người ta nhận thấy nhiều dấu tích Phật Gíao tại Ấn, Nam-Dương, Chân-Lạp v.v
Về sau, có một tiến sĩ ở Nam Dương đã truy tìm trong hồi ký này để đánh gía về công trình phát triển Phật Gíao Đại Thừa ở Nam-Dương...

La Toan Vinh
2007

Montreal 1995 bổ túc thêm vào 2007

No comments: