Thursday, April 14, 2011

Buổi trò chuyện với nhà báo Trương Bảo sơn



Buổi trò chuyện với nhà báo Trương Bảo sơn

Ðã gặp nhiều lần trong khu vực nhà tôi, vì bác ở cùng một cách phố... Thời gian qua thật nhanh,đã hơn 24 năm... nhà văn Trương Bảo Sơn, bây giờ có vẻ yếu đi nhiều, nhưng trí nhớ thật sắc bén, điều đó thật hiếm có ở những người tuổi đã vào 90.

La Toàn Vinh: Thưa bác, trước được xem những bài viết về sự quan hệ giữa bác và Họa Sỹ Nguyễn Gia Trí, xin bác cho biết thêm trong các thâm tình ấy..?

Trương bảo Sơn: Tôi quen với HS Nguyễn gia Trí trong thời gian hoạt động ở Trung-Hoa, chúng tôi ngụ trong một căn hộ, thường xuyên trò chuyện với nhau...

LTV: Các vị là người Việt, nhưng hoạt động ở xứ người, nhất là nơi xô bồ, xô bộn như Thượng Hải, bác không sợ mật vụ phát hiện, gây khó khăn sao?

TBS:Xin nói, sinh hoạt vẫn bình thường vì chúng tôi ngụ trong một căn hộ, tầng trên của một đồn cảnh sát Pháp, vì đây là tô giới của người Pháp, nên người bản xứ không can thiệp vào được

LTV:Lúc bấy giờ HS Nguyễn Gia Trí có vẽ gì không, thưa bác?

TBS:Ông ấy vẫn vẽ nhưng không nhiều.

LTV:Còn về Nhà Văn Nhất Linh viết "Xóm cầu Mới" lúc ấy chắc bác biết rõ...?

TBS: Ông ấy viết ... rồi sau đó, viết lại ở Sài-Gòn, nội dung với nhiều nhân vật, cá tính hư cấu khác nhau, nhưng sống trong một xóm nhỏ... Và "Cầu Mới"là một danh từ tự đặt ra, khi về Sài-Gòn mổi tuần chúng tôi vẫn gặp nhau thường xuyên...

LTV:Thưa bác, trong biến cố nhà văn Nhất-Linh, tự xử,tự vận, chắc bác biết nhiều hõn ??

TBS:Chỉ trong một, hai ngày trước khi đưa Nhất-Linh ra toà xử, bọn mật thám của chính quyền đệ nhất cộng hòa do Tổng thống Ngô-Đình Diệm lãnh đạo, đã đến bắt nhiều văn hữu thân tín của NL trong đó có cã tôi, sau đó đưa đi quản chế lỏng trong một biệt thư, có tường rào và người canh gác,tất cã hành động của anh em chúng tôi đều được quan sát...

LTV: Như vậy lịnh bắt giam do ai ký thác?(1)

TBS: Mật Thám Ngô đình Diệm đến và bắt bọn tôi đi, hoàn toàn không có một công lệnh hay giấy chứng minh toà án nào cã , họ chở chúng tôi trên một xe bịt kín, và quản chế tại một nõi gần sân bay, vì tôi nghe tiếng lên xuống của phi cõ...

LTV:Thế Taị sao, chỉ bắt những đồng chí của "Tự Lực Vãn Ðoàn" mà không bắt Nhất-Linh???

TBS:Vì đó một hành động có tính toán, tổ chức kỹ càng, họ bắt chúng tôi trước, vì biết anh em chúng tôi sẽ hết lòng bảo vệ NL trong phiên xử đó,nên họ chặt hết vi cánh trước.

LTV:Sau ðó thì sao???

TBS: Biết được NL tự vận, chúng tôi đồng để tang và sau đó bị xử lý, rồi đưa đi Côn Đảo..

LTV:Trong nhóm có một người thi sỹ tên Linh Bảo, bác chắc biết nhiều???

TBS:Tôi biết, tên Linh Bảo được ghép vào bởi chữ cuối của Nhất-Linh và Bảo là tên hôn phu của người ấy...

LTV: Bọn này đọc và biết "Tự Lực Vãn Ðoàn" qua những tác phẩm Văn Học, như vậy, hoạt động của nhóm là thuần Văn Học hay Chính trị, Tôn Giáo v.v

TBS:Nhóm hoạt động chính trị, nhưng dùng văn học, nghệ thuật để chuyên chở đến mọi người... như việc đấu tranh bài trừ tệ đoan xã hội, đem bình đẳng cho con người v.v

LTV: Chúng con mong bác viết nhiều để hiểu thêm nhiều hõn những đối thoại này, gỉa vụ những đều này con đưa lên mạng, bác có ngại những thành phần Pro-Diệm không???

TBS: Tôi không sợ gì cã...

Kính chào bác

La Toan Vinh 2002

(1) sau khi trò chuyện, tôi có đến gặp một số người trong số những người thuộc phe thân Diệm trình bày về việc bắt giam không có lý do, án tòa, và câu trả lời là:" Trong chiến tranh, thành phần đối lập đem xử bắn cũng được, chứ đừng nói đi tù" !!!





Photo Trương Bảo Sơn by La Toàn Vinh. Montréal-1983

Saturday, April 9, 2011

La Toàn Vinh
Chân dung Bùi Giáng

Có người nhìn Bùi Giáng với một tấm lòng đầy thán phục tinh thần một nhà thơ, có người nhìn ông như một biến cố, một hiện tượng, hay như một kẻ điên dại. Tôi lại khác hẳn, vì Bùi Giáng đã như một tầm vóc của tự nhiên, của một dấu vết đi ngoài bao giới hạn, định chế mà con người áp đặt, nên tôi có những cái nhìn về chiều sâu, chiều rộng của ông trong lòng con người Sài Gòn, trong lòng cuộc đời với đầy dẫy những bất an, cùng những vọng tưởng mà nhân loại đã cưu mang. Bùi Giáng như một hình ảnh để giải thoát tất cả trói buộc, một con người khi tỉnh, khi mê, khi mộng tưởng, khi hóa bướm, khi làm người…

Có thể nói Bùi Giáng đã đi vào con người Sài Gòn với từng ngày một, những chuỗi ngày đó trải dài, khiến cho chúng ta biết về ông còn nhiều hơn về tất cả những hình ảnh khác. Tôi không quen biết Bùi Giáng, thế nhưng tôi đã gặp ông rất thường xuyên trên các đường phố Sài Gòn, hình ảnh đó như một cái gì thân quen, không thể thiếu vắng, nhất là những ngày còn ở Cao đẳng Mỹ Thuật Sài Gòn, không hiểu tại sao? Duyên cớ nào mà Bùi Giáng xuất hiện rất thường xuyên ở trước ngôi trường của chúng tôi, những quãng đời dài miệt mài cùng sơn với cọ.

Một buổi sáng vào năm 1972, tình cờ tôi gặp một người ăn mặc dị dạng, mon men đến bên cạnh một gánh hàng bán xôi, đột xuất ông giật gói xôi trên tay của một khách hàng vừa mới mua. Hành động này làm bà khách hàng tỏ ra bực bội, không ngừng chửi xối xả vào mặt ông. Ông chỉ cười hì hà và nhai một cách ngấu nghiến, nhai luôn cả những mảnh lá gói xôi, đồng thời ông tự nhiên nhảy múa như có vẻ khoái trá lắm. Câu chuyện này làm bao người hiếu kỳ chăm chú nhìn với một con mắt thật khó hiểu. Nhưng sau đó có người bộ hành hoàn trả lại cho khổ chủ mua xôi, ông ấy nói: "Bà xem tôi lớn tuổi như vầy, nhưng ông ấy lại là thầy của chúng tôi, thôi bà đừng phiền hà gì cả". Câu chuyện được giải quyết một cách êm thấm. Hôm ấy, khi vào lớp học, trong giờ phối cảnh của kiến trúc sư Huyền Tôn Nữ Quỳnh Như, tôi thuật lại chuyện này, bà giáo tôi cười bảo: "Đó là thi sỹ Bùi Giáng."

Một thời gian sau đó, tôi lại tìm thấy ông với một "mode" mới. Bùi Giáng lúc đó chẳng ngại cái nóng bức của Sài Gòn, ông mặc chiếc áo dài màu đen, bên ngoài lại thêm chiếc áo bà ba khác, rồi lại vận thêm cái veston Tây phương bên ngoài rõ là Đông Tây Kim Cổ. Lúc ấy ông đang lui cui ôm con gà nòi thật chiến, mon men đến bên một quầy hàng chiên bánh tiêu, bất thình lình, ông xông tới, đổ trọn cái chảo dầu, tiện đó dùng bàn tay vét lọ đen để bôi lên mặt mình. Tiếp đến, ông cũng không quên thoa lên cổ, lên đầu chú "gà độ" và nói thầm điều gì khó hiểu. Tuy vậy, những lần thiệt hại trên đều có người nể phục chi tiền để bồi thường, riêng phần ông, chỉ hì hà cùng nhảy múa một cách tự nhiên.

Cũng từ những lần gặp gỡ, hình ảnh của ông đã ăn sâu vào ký ức tôi. Đôi lúc tôi tự nghĩ, nếu như ông có điên dại, cái "điên" này cũng không phải như bao người điên khác. Chúng tôi đã gặp ông rất nhiều lần, khi ở Lăng Ông Bà Chiểu, khi ở các sạp báo ở đường Lê Lợi. Rồi những ngày đi qua, con người Bùi Giáng đã ăn sâu vào xã hội Sài Gòn, nó như hình bóng thân quen. Thậm chí còn nhiều hơn những tấm bích chương, những khuôn mặt chính trị mà tôi đã thấy nhan nhản trên vách tường ở các đường phố này:

"Ban ngày mặc quần đỏ, áo xanh
Ban đêm mặc quần xanh, áo đỏ…"

Đến những ngày sau 1975, Bùi Giáng vẫn cứ làm con người Bùi Giáng. Con người nhân chứng cho cảnh đời, cho bao bể dâu biến đổi và nếu như cuộc đời ví như một vở kịch thì người thắng cuộc lại là những người đóng trọn vai tuồng một cách xuất sắc.

Có lần Huy Cận về nói chuyện ở Cao đẳng Mỹ Thuật, Bùi Giáng lại xuất hiện, đi tới đi lui ở trước cổng trường và chửi đổng: "Mẹ mày Huy Cận, mẹ mày Huy Cận." Một sinh viên đứng gác cổng trường vào báo cho ban giám hiệu cùng Huy Cận, nhưng tất cả đều im lặng.

Có lần vào năm 1977, tôi gặp lại tiên sinh với dáng dấp tiều tụy, hốc hác như người từ xa mới về, cũng với chiếc áo gấm đen, lai vãng trước cổng trường. Lúc đó Bùi Giáng quẩy trên vai một bó củi, đầu kia thì đầy nồi niêu soong chảo, hình ảnh này làm tôi liên tưởng đến các vị tiều phu thời xa xưa hay những người từ vùng "Kinh tế mới" trở lại đô thành. Bao hình ảnh chợt thoáng qua như một đoạn phim ngắn, một bối cảnh, quãng đời mà Sài Gòn đổi khác. Đời trở nên chật vật, trật tự xáo trộn, kinh tế khó khăn.

Tối hôm đó, khi đi ngang qua Lăng Ông, tôi bắt gặp Bùi Giáng tỏa mình ở giữa "Ngã ba Đường". Chợt một người xích lô hỏi:
- Bác có muốn về nhà không?
Ông liền trả lời:
- Về thì về.
Một mạch ông nhảy lên xe và biến mất. Một con người thật đặt biệt trong ý tưởng của tôi, nó như những câu hỏi, những câu trả lời một cách tự nhiên, cùng những tất nhiên phải đến.

Sau thời gian đi vẽ ở Phan Thiết, Phan Rí, Cửa Cà Mau, Cần Thơ… trở lại Sài Gòn, bọn tôi kéo ra quán cà phê vỉa hè, ở cạnh ngôi mộ Nguyễn Văn Học. Buổi sáng hôm ấy, tôi lại gặp Bùi Giáng. Ông lúc này hiện thân như người bán thuốc lá, vẫn ăn mặc kỳ dị. Cái kỳ dị đó vẫn không làm chúng tôi thắc mắc mà nó trở thành bao hình ảnh thân thuộc.
Đến cạnh bàn chúng tôi ông mời:
- Mua thuốc không mấy anh?
Chúng tôi ngước nhìn ông và im lặng, thấy vậy ông bèn mở một bao thuốc lá hiệu Hàng Không, loại thuốc này chỉ bán ở phi trường cho những khách ngoại quốc, ông đưa ra một điếu và nói:
- Hút đi, cứ tự nhiên đi.
Chúng tôi bốn người chia nhau điếu thuốc, sau đó ông hỏi:
- Sao, thấy sao?
Tôi gật gù thích thú, ông xoè tay ra nói:
- Một đồng một điếu
Một anh bạn gửi tiền trả cho ông và hỏi:
- Thuốc ngoại phải không bác?
Ông trả lời:
- Liên Xô… Liên Xiếc… Liên Xô… Liên Xiếc
Kế đó ông ngồi xuống và hỏi:
- Mấy anh là sinh viên mỹ thuật?
Tôi trả lời:
- Đúng như vậy bác à…
Tôi hỏi:
- Bác người miền Trung phải không?
Ông đáp lại:
-Qua..ã..ng N.oôm.

Sau đó ít lâu, tôi ra hải ngoại, không còn gặp lại hình ảnh đó, một hình ảnh gắn chặt trong khoảng thời niên thiếu của chúng tôi. Cuộc sống và người vẫn thay đổi, những đột biến cùng con người Bùi Giáng luôn làm những tín hiệu của thời thế, tôi chợt nhớ lại vài câu lục bát hay của ông mà tôi đã đọc lâu lắm rồi, như bài Phùng Khánh Mẫu Thân:

"Mẹ về trong cõi người ta,
Một hôm mẹ gọi con ra bảo rằng
Trần gian vui sướng lắm chăng?
Hay là đau khổ hỡi thằng chiêm bao?"

Ðã bao lần ngồi uống cà phê bên cạnh Quỳnh Thi, nàng nói: "Nhiều khi thấy tội nghiệp. Mẹ mình mang Cậu về nhà tắm gội cho sạch sẽ, xong xuôi đâu đó, Bùi Giáng đi thẳng một mạch đến sào phơi quần áo, lấy cái quần lót, đội lên đầu rồi một mạch rời khỏi nhà một cách tự nhiên."
Tôi mỉm cười hỏi:
- Em có biết về bài thơ "Thu Ba ngồi cạnh Thu Bồn không?"
- Biết, ai trong họ hàng của Cậu cũng biết.

Thực ra, nói cho cùng, những hiện tượng về fetish, pissing ở phương Tây cũng đầy dẫy khắp nơi. Ở Á châu, Trung Hoa, thời nhà Minh, Thanh cũng phổ biến nhiều về những tranh in gỗ nói về dục tính, luôn cả trong văn học. Ở Việt Nam, thời Bùi Giáng cũng chẳng ngần ngại phát biểu lên cho dù dưới dạng thơ ca, ví như: "Cô Kim Cương nó đái trong mày chuồn ơi…" Từ xưa đến nay mọi thứ đều có thể đi đến lỗi thời, duy chỉ có dục tính luôn luôn cập nhật, luôn luôn mới mẻ. One of two things never go out of fashion… Ở nhiều quốc gia tiến bộ người ta đã chẳng ngần ngại nghiên cứu soạn thảo ra hàng khối sách như "Érotisme dans l'art plastique".

Sau bao ngày xa vắng, Sài Gòn đã thay đổi nhiều, nhưng khi dạo bước trên các vỉa hè, bên những gốc cây, tôi liên tưởng đến một nhà thơ xứ Quảng, một con người Việt Nam chẳng khác như một Van Gogh, một Antonin Artaud vậy.

1998-2003

Monday, April 4, 2011

Liên hoan phim quốc tế ở Montréal2008

Có được cơ hội,nhiều năm làm việc trong liên hoan phim quốc tế ở Montréal, nhưng năm nay, duy nhất chỉ một phim VN được trình chiếu, trong hạng mục “Focus on world Cinéma”, đó là “Trái Tim Bé Bỏng”, tôi đã xem đi, xem lại nhiều lần, thấy rất hay về tình tiết, kịch bản... Rất cãm động, về khả năng diển xuất của các diễn viên ,đã đạt hiệu quả cao, tuy phim không tham dự vào cuộc tranh giải, nhưng giá trị lao động nghệ thuật rất công phu, rất sâu lắng...
Xin chúc mừng cho phim Việt Nam, một ngày một thăng tiến. Nhớ lại trước kia, cách đây đã 30 năm , ông chủ tịch kiêm sáng lập liên hoan phim Serge Lorsique, cũng đã mời đạo diễn Trương Nghệ Mưu, đến trình chiếu phim Trung Hoa tại liên hoan này, trong lần đầu tiên ấy, ở thời điểm Trung Hoa còn kính cỗng cao tường, chẵng ai biết đến TNM cả, nhưng bây giờ thì khác xa, đạo diễn Trương là một hình tượng lớn của Trung Hoa.
Thường năm, Trung Hoa , Nhật Bản... đã đến tham dự rất đông, luôn luôn chiếm trọn các giải lớn, như năm nay, phim “Departure”của Nhật, đã chiếm giải lớn do ban giám khảo bầu chọn, chánh chủ khảo năm nay là Đạo diễn MARK RYDELL ở Mỹ. Ngoài ra, liên hoan còn vinh danh đến nhà sản xuất phim Alan Ladd Jr của Hollywood, trong quá trình sản xuất phim ở Mỹ, Alan đã được đề đạt (Nominations) 150 Oscar, đễ rồi ngài nhận được 50 Oscar... chưa kể quả Cầu Vàng, và cành cọ vàng...
Tôi cũng hy vọng, ngài mai, trong những lần khác sẽ là của VN.

Đặng Thái Sơn

Trong cái không khí se se lạnh , để báo hiệu một mùa xuân trở lại, Montréal mùa tuyết tan; nơi nào, trên từng ngọn cây, chừng như đã có nhiều tiếng chim hót, trong một không gian mới mẽ này, các lễ hội thường niên đã bắt đầu, mùa liên hoan phim quốc tế với chủ đề Nghệ Thuật đã vận hành một cách đều đăn, riêng trong năm nay, trong chiều hướng kỷ niệm 200 năm, của thiên tài âm nhạc Chopin, ban tổ chức đã trình chiếu một phim với tựa đề “ L’art Chopin...”
Nơi đây, riêng nội dung của nó; đã làm nỗi bật cái không gian cùng khung cảnh lãng mạn ở một miền quê Mazurkas Ba-Lan, nơi Chopin sinh ra, cũng tại chốn ấy, ở tuổi lên bảy, ngài đã khởi lên những nốt nhạc cho đời, hòa quyện trong trái tim người nghệ sỹ yêu thiên nhiên da diếc, tạo nên cái cãm xúc vô cùng tận, bên những tuyệt tác cổ điển đã đem về tên tuổi cho quê hương cùng nghệ thuật.
Trong suốt tập phim, nhà đạo diễn đã dốc tâm truyền đạt đến người xem, tất cã các dữ kiện liên hệ, xen lẩn trong tâm tư, để chứng tỏ bao cố gắng của thiên tài Chopin, cùng bao tác động khiến ông tạo nên dòng cãm xúc, sáng tác...những tác phẫm cổ điển hàn lâm được tạo nên bằng nhiều yếu tố cùng giải thoát bằng ngẫu hứng.
Trong đó , khung cảnh miền thôn dã đã tạo nên bao yếu tố trực tiếp, dồi dào cho nghệ sỹ ấy, song cùng với những kỷ thuật cần thiết để chuyễn tải từng âm điệu lãng mạn đến từng con người, để họ cảm nhận như hòa vào trong dòng nhạc ấy.
Những tiết tấu cổ điển đã được nhiều nghệ sỹ chuyên về Chopin minh họa, trong đó mọi người như thầm thán phục nhiều đến NS Rubinstein, một khả năng không hề thay thế được, có thể nói; âm nhạc Chopin, như một bài thơ, ngợi ca thiên nhiên đầy thơ mộng, được thêu dệt thành từng dạ khúc... Cũng từ buổi hoàng hôn thơ mộng ấy, trong những năm 1830, tên tuổi Chopin đã đi ra ngoài lãnh thổ Ba Lan, để hòa nhập vào dòng chãy lớn của Châu Âu thời bấy giờ như Vienne ,Paris, London, Bacelonas...
Sau buồi chiếu, có phần giao lưu rộng rãi, trong đó có nghệ sỹ Đặng Thái Sơn, vừa về từ Chopin-Ba Lan, đã có mặt trong các câu hỏi dành cho nhà tổ chức Show, giáo sư chuyên khoa Chopin tại đại học Montréal v.v
Đặng thái Sơn, đã đoạt giải Quốc Tế Âm Nhạc Chopin từ 1980, một người yêu nhạc Chopin từ khi lên 9, với các lần sơ tán về nơi thôn dã, ông đã có nhiều”Lao xao kỷ niệm” trong những buổi tập nhạc, nhất là trong thiên nhiên lúc đêm về, để từ đó ung đúc một ý chí dạt dào vươn lên trong âm nhạc, trong tính cách diễn đạt ở nhạc Chopin, mỗi người đều ẩn chứa nhiều kỷ năng riêng biệt, nhưng cái thiên tài , cái cá biệt thì mênh mông như sông núi chảy dài trên quê hương...

La Toàn Vinh 27-03-2010

Sunday, April 3, 2011

बैज

Gỉả từ New York , một thành phố đẹp trong nét hiện đại, một nơi chốn bề bộn , bon chen… trở lại một đêm ở Montréal, trong chương trình nhạc thính phòng, ở đây khán phòng , Théâtre St Denis với sức chứa 2.200 ghế, đã đầy ấp những Fan từ “U 50” trở lên, họ đến với chương trình Live show của Nhạc Sỹ, Ca sỹ JOAN BAEZ…

J. Baez thực sự không xa lạ với người VN, nhất là trong giai đoạn chiến tranh, một ca, nhạc sỹ dấn thân nhiều nhất , để mưu cầu cho một nền hoà bình thật sự, bên trong từng con người, Joan Baez nỗi danh từ giửa thập niên 60, một thời đình đám trong giới nhạc trẽ Woodstock, New York…

rong suốt chương trình gần 2 giờ, bà đã mang lại cho giới thưởng ngoạn nhạc thính phòng, một không khí ấm cúng , thân thiện, cho dù ngoài trời đang ở + 10 độ, Joan Baez đã trình bày những nhạc phẫm bất hủ của mình, từ những sáng tác của năm 60, 70, 80…

Với một giọng ca thiên phú, cùng với cây đàn gổ trên tay( Có người nói rằng, cây đàn Guitar gỗ chính là di sản từ ông nội Baez để lại), bà đã mang lại tất cả những thông điệp , những thứ mà người muốn chuyễn đạt đến bao người yêu nhạc, Baez đã hát khoãng 20 ca khúc, bản cuối cùng là “Imagine”, một kiệt tác của John Lennon…

Đứng một mình trên sân khấu, ánh sáng dịu dàng, không kèn , không trống, khoát lên người một chiếc khăn, vận một Jean bình dân đó là phong cách của Joan Baez…

Từ những năm chiến tranh VN đang trên đà khốc liệt nhất, Baez đã đáp xuống phi trường Gia Lâm –Hà Nội, hình ảnh một nữ nghệ sỹ ở Mỹ, đang bước đi trên những đống đổ nát của chiến tranh, vẫn hồn nhiên, lạc quan bên các ổ phòng không, đang sừng sửng vươn lên trời cao…cho dù khi trở về nước Mỹ, các trát toà sẽ không buông tha.

Nếu như ngày xưa, Joan Baez, Jane Fonda đã đến miền Bắc , để thấy tận mắt , thế nào là thãm họa của chiến tranh!!! thời ở miền Nam, trong các căn cứ quân đội Mỹ, cũng đã được động viên bởi các nghệ sỹ hàng đầu ở Mỹ như Bob Hope, và Chris Noel , và dường như, nếu không nhầm, có cã Louis Amrstrong ở Long Bình( Biên hòa)v.v Có điều như hơn 30 năm, Hoà bình đã hiện diện ở VN , nhưng các vị đó vẫn chưa hề trở lại???

Saturday, April 2, 2011




Một Photo chụp được một trong nhóm nhạc JAZZ đầu tiên ở New Orleans Mỹ chụp năm 1900, thời kỳ đầu tiên của Văn Hóa JAZZ ở Mỹ và Thế Giới....







Khép lại Nhạc JAZZ 2009

Một lần nữa, sân khấu khép lại, sau 12 ngày hội hè đình đám, mang theo nhiều niềm vui xen lẫn nỗi buồn...

Chuyện về những hôm liên hoan nhạc Jazz ở ngoài trời, nhưng đều gặp mưa , thôi thì mua vé vào xem trong rạp vậy!!! chính vì vậy, năm nay, vé bán được nhiều hơn mọi năm, thâu được hơn 6 triệu đô, trong tiêu điểm của toàn liên hoan lên đến 24 triệu đô, số thất thoát bù lỗ, sẽ tìm ở các nhà tài trợ...Nhà tài trợ lớn nhất trong mọi năm là GM (General Motors), nhưng năm nay, lại là năm cuối cùng, vì tình hình khũng hoãng tài chính toàn cầu v.v

Chuyện về một người nghệ sỹ mù( vì biến chứng sinh non(*), Stevie Wonder, đã ngồi lặng thinh bên cây dương cầm , nghe bài nhạc của Michael Jackson , để bùi ngùi tưởng niệm dưới cơn mưa phùn, để thốt lên rằng “Michael, I love you” cùng hát bài nhạc đã tạo nên tên tuổi của ông như: “I just called to say I love You”, cũng nhờ kiệt tác này, Wonder, đã bán hơn 100 triệu dĩa, nhận hơn 22 giải Music Award...

Trong suốt tuần qua, hiện tượng về MJ, đã đi nhanh trong các tin nóng trên thế giới, như vậy cũng quá đầy đủ rồi, thiết nghĩ, tôi viết thêm cũng bằng thừa, hắn cùng lứa tuổi của tôi, trong những năm 1983, tôi quậy nhiều trong các disco với nhạc của MJ, dĩa nhạc tôi có đủ cã, dĩa bằng Vinyl, vì lúc ấy chưa có CD Laser, tình cờ, tôi lại tìm thấy một Réference giửa Michael và sir Paul, cùng hát trong bài” SAY SAY SAY” thu âm năm 1983 , chính đây làm sức bật cho Michael vậy...

Danh từ Blues, được biết đến trong những năm 1900, qua biểu hiện “Blue devils” nói lên tinh thần người da đen, khi cuộc sống cùng khổ của họ, bao biểu hiện buồn, của giới da đen lúc ấy, chưa được chấp nhận rộng rãi như hôm nay, những ca khúc, dưới dạng đồng ca trong giáo đường hoặc ca ngợi, thư giản trong công việc làm, thời gian sau này, ta có thể tìm thấy nhiều trong nhạc của B.B King... Chính King, cũng đã nói lên thân phận của mình qua âm điệu nhạc xanh của ông, từ một người vô danh, là một thằng bé không ai biết tên tuổi, đứng ở góc đường thổi nhạc “Blues”, vì vậy , người đời đặt cho ông cái tên B.B King, ra từ các chữ Blues Boy...

Những năm 1910, ở New Orleans, nhạc Jazz khởi xướng, thường trong các dàn nhạc diển hành... để sau này , làm ảnh huởng đến sự phát triển của Rock và Rap hiện đại...Jazz thuần túy mang tính ngẫu hứng trong biểu hiện nghệ thuật trình diễn, dưới các hình thái Swing-1930,Be-Bop1940, R&B 1940, Cool, Funk., Fusion Rock, Hip Hop...
Từ những năm Be-Bop 40 , nhạc Jazz phát triễn rộng rãi hơn, họ tụ lại thành những ban nhạc , ca sỹ biểu hiện trong “Kinh Nghiệm Ngẫu Hứng” thành tựu với Be Bop, qua các nhạc cụ như: Dương Cầm, kèn đồng...

Từ những năm 1950, thời kỳ này thế chiến vận hành, ở New York hình thành Cool Jazz trên cái phông của Be Bop qua tiếng Saxo của Lester Young, cùng thời điểm này một danh từ Free Jazz ra đời, tính ngẫu hứng lại trội hơn, mở ra con đường thực nghiệm.

Từ độ ấy, ta thấy có những xu hướng phát triển như” Folk” 1960, Jazz Fusion, Rock 1970, FUNK 1970 cùng World Beat 1980...

Chuyện về bao người dấn thân, làm nghệ thuật đã có một quá trình cay đắng, không phãi ai cũng được chấp nhận một cách dễ dàng, vì thế, luôn có những vinh danh(tribute) cho các vị đã dày công hiến trọn cuộc đời cho nghệ thuật...

Montreal Jazz Festival đã vinh danh Paul Simon 2007, Leonard Cohen 2008... để thấy rằng, rồi ai cũng sẽ đến một cái đình chung đó là sự yêu thương, trân trọng với nghệ thuật...

Paul Mc Cartney Live Show in Montreal

Paul Mc Cartney Live Show in Montreal

Trong lần lưu diễn ở bắc Mỹ , huyềnthoại âm nhạc Paul Mc Cartney , đã chứng tỏ thêm bao khả năng của mình ,khôngbao giờ cạn kiệt, dù cho thời gian có phôi pha đi chăng nữa, ông năm nay đã 68,một cựu thành viên của BEATLE ngày xưa, vẫn HOT, vẫn ôm đàn ,cùng cất bao tiếnghát cho cuộc đời thêm hương vị...

Với một kỷ lục lớn , ban tổ chức đã bán hết sạch 16.000vé trong vòng 30 phút, điều này đã chứng tỏ thần tượng Âm Nhạc xa xưa , vẫnvang vọng trong tấm lòng chân thành, yêu thương của khán gỉa, một tổ chức thật chĩnh chu, chỉvới lực lượng hậu trường, chuyên viên sân khấu , đã huy động đến 80 người, mộtphối trí di chuyễn đường dài, với 16 xe tải lớn, và nhịp nhàng hơn, Paul đãthay đổi những đến 10 cây đàn của mình trong khi trình diễn, riêng bài"Yesterday", ông vẫn trung thành với cây đàn gỗ, để có những âm điệu trung thựcvới những ca khúc mà ông đã từng trình diễn trước khán giã trong những năm1960-65...



Yesterday... Love was such an easy game to play... now I need a place tohide away... Oh ! I Believe in yesterday...PAUL MC CARTNEY LIVE SHOW