Thursday, April 14, 2011

Buổi trò chuyện với nhà báo Trương Bảo sơn



Buổi trò chuyện với nhà báo Trương Bảo sơn

Ðã gặp nhiều lần trong khu vực nhà tôi, vì bác ở cùng một cách phố... Thời gian qua thật nhanh,đã hơn 24 năm... nhà văn Trương Bảo Sơn, bây giờ có vẻ yếu đi nhiều, nhưng trí nhớ thật sắc bén, điều đó thật hiếm có ở những người tuổi đã vào 90.

La Toàn Vinh: Thưa bác, trước được xem những bài viết về sự quan hệ giữa bác và Họa Sỹ Nguyễn Gia Trí, xin bác cho biết thêm trong các thâm tình ấy..?

Trương bảo Sơn: Tôi quen với HS Nguyễn gia Trí trong thời gian hoạt động ở Trung-Hoa, chúng tôi ngụ trong một căn hộ, thường xuyên trò chuyện với nhau...

LTV: Các vị là người Việt, nhưng hoạt động ở xứ người, nhất là nơi xô bồ, xô bộn như Thượng Hải, bác không sợ mật vụ phát hiện, gây khó khăn sao?

TBS:Xin nói, sinh hoạt vẫn bình thường vì chúng tôi ngụ trong một căn hộ, tầng trên của một đồn cảnh sát Pháp, vì đây là tô giới của người Pháp, nên người bản xứ không can thiệp vào được

LTV:Lúc bấy giờ HS Nguyễn Gia Trí có vẽ gì không, thưa bác?

TBS:Ông ấy vẫn vẽ nhưng không nhiều.

LTV:Còn về Nhà Văn Nhất Linh viết "Xóm cầu Mới" lúc ấy chắc bác biết rõ...?

TBS: Ông ấy viết ... rồi sau đó, viết lại ở Sài-Gòn, nội dung với nhiều nhân vật, cá tính hư cấu khác nhau, nhưng sống trong một xóm nhỏ... Và "Cầu Mới"là một danh từ tự đặt ra, khi về Sài-Gòn mổi tuần chúng tôi vẫn gặp nhau thường xuyên...

LTV:Thưa bác, trong biến cố nhà văn Nhất-Linh, tự xử,tự vận, chắc bác biết nhiều hõn ??

TBS:Chỉ trong một, hai ngày trước khi đưa Nhất-Linh ra toà xử, bọn mật thám của chính quyền đệ nhất cộng hòa do Tổng thống Ngô-Đình Diệm lãnh đạo, đã đến bắt nhiều văn hữu thân tín của NL trong đó có cã tôi, sau đó đưa đi quản chế lỏng trong một biệt thư, có tường rào và người canh gác,tất cã hành động của anh em chúng tôi đều được quan sát...

LTV: Như vậy lịnh bắt giam do ai ký thác?(1)

TBS: Mật Thám Ngô đình Diệm đến và bắt bọn tôi đi, hoàn toàn không có một công lệnh hay giấy chứng minh toà án nào cã , họ chở chúng tôi trên một xe bịt kín, và quản chế tại một nõi gần sân bay, vì tôi nghe tiếng lên xuống của phi cõ...

LTV:Thế Taị sao, chỉ bắt những đồng chí của "Tự Lực Vãn Ðoàn" mà không bắt Nhất-Linh???

TBS:Vì đó một hành động có tính toán, tổ chức kỹ càng, họ bắt chúng tôi trước, vì biết anh em chúng tôi sẽ hết lòng bảo vệ NL trong phiên xử đó,nên họ chặt hết vi cánh trước.

LTV:Sau ðó thì sao???

TBS: Biết được NL tự vận, chúng tôi đồng để tang và sau đó bị xử lý, rồi đưa đi Côn Đảo..

LTV:Trong nhóm có một người thi sỹ tên Linh Bảo, bác chắc biết nhiều???

TBS:Tôi biết, tên Linh Bảo được ghép vào bởi chữ cuối của Nhất-Linh và Bảo là tên hôn phu của người ấy...

LTV: Bọn này đọc và biết "Tự Lực Vãn Ðoàn" qua những tác phẩm Văn Học, như vậy, hoạt động của nhóm là thuần Văn Học hay Chính trị, Tôn Giáo v.v

TBS:Nhóm hoạt động chính trị, nhưng dùng văn học, nghệ thuật để chuyên chở đến mọi người... như việc đấu tranh bài trừ tệ đoan xã hội, đem bình đẳng cho con người v.v

LTV: Chúng con mong bác viết nhiều để hiểu thêm nhiều hõn những đối thoại này, gỉa vụ những đều này con đưa lên mạng, bác có ngại những thành phần Pro-Diệm không???

TBS: Tôi không sợ gì cã...

Kính chào bác

La Toan Vinh 2002

(1) sau khi trò chuyện, tôi có đến gặp một số người trong số những người thuộc phe thân Diệm trình bày về việc bắt giam không có lý do, án tòa, và câu trả lời là:" Trong chiến tranh, thành phần đối lập đem xử bắn cũng được, chứ đừng nói đi tù" !!!





Photo Trương Bảo Sơn by La Toàn Vinh. Montréal-1983

Saturday, April 9, 2011

La Toàn Vinh
Chân dung Bùi Giáng

Có người nhìn Bùi Giáng với một tấm lòng đầy thán phục tinh thần một nhà thơ, có người nhìn ông như một biến cố, một hiện tượng, hay như một kẻ điên dại. Tôi lại khác hẳn, vì Bùi Giáng đã như một tầm vóc của tự nhiên, của một dấu vết đi ngoài bao giới hạn, định chế mà con người áp đặt, nên tôi có những cái nhìn về chiều sâu, chiều rộng của ông trong lòng con người Sài Gòn, trong lòng cuộc đời với đầy dẫy những bất an, cùng những vọng tưởng mà nhân loại đã cưu mang. Bùi Giáng như một hình ảnh để giải thoát tất cả trói buộc, một con người khi tỉnh, khi mê, khi mộng tưởng, khi hóa bướm, khi làm người…

Có thể nói Bùi Giáng đã đi vào con người Sài Gòn với từng ngày một, những chuỗi ngày đó trải dài, khiến cho chúng ta biết về ông còn nhiều hơn về tất cả những hình ảnh khác. Tôi không quen biết Bùi Giáng, thế nhưng tôi đã gặp ông rất thường xuyên trên các đường phố Sài Gòn, hình ảnh đó như một cái gì thân quen, không thể thiếu vắng, nhất là những ngày còn ở Cao đẳng Mỹ Thuật Sài Gòn, không hiểu tại sao? Duyên cớ nào mà Bùi Giáng xuất hiện rất thường xuyên ở trước ngôi trường của chúng tôi, những quãng đời dài miệt mài cùng sơn với cọ.

Một buổi sáng vào năm 1972, tình cờ tôi gặp một người ăn mặc dị dạng, mon men đến bên cạnh một gánh hàng bán xôi, đột xuất ông giật gói xôi trên tay của một khách hàng vừa mới mua. Hành động này làm bà khách hàng tỏ ra bực bội, không ngừng chửi xối xả vào mặt ông. Ông chỉ cười hì hà và nhai một cách ngấu nghiến, nhai luôn cả những mảnh lá gói xôi, đồng thời ông tự nhiên nhảy múa như có vẻ khoái trá lắm. Câu chuyện này làm bao người hiếu kỳ chăm chú nhìn với một con mắt thật khó hiểu. Nhưng sau đó có người bộ hành hoàn trả lại cho khổ chủ mua xôi, ông ấy nói: "Bà xem tôi lớn tuổi như vầy, nhưng ông ấy lại là thầy của chúng tôi, thôi bà đừng phiền hà gì cả". Câu chuyện được giải quyết một cách êm thấm. Hôm ấy, khi vào lớp học, trong giờ phối cảnh của kiến trúc sư Huyền Tôn Nữ Quỳnh Như, tôi thuật lại chuyện này, bà giáo tôi cười bảo: "Đó là thi sỹ Bùi Giáng."

Một thời gian sau đó, tôi lại tìm thấy ông với một "mode" mới. Bùi Giáng lúc đó chẳng ngại cái nóng bức của Sài Gòn, ông mặc chiếc áo dài màu đen, bên ngoài lại thêm chiếc áo bà ba khác, rồi lại vận thêm cái veston Tây phương bên ngoài rõ là Đông Tây Kim Cổ. Lúc ấy ông đang lui cui ôm con gà nòi thật chiến, mon men đến bên một quầy hàng chiên bánh tiêu, bất thình lình, ông xông tới, đổ trọn cái chảo dầu, tiện đó dùng bàn tay vét lọ đen để bôi lên mặt mình. Tiếp đến, ông cũng không quên thoa lên cổ, lên đầu chú "gà độ" và nói thầm điều gì khó hiểu. Tuy vậy, những lần thiệt hại trên đều có người nể phục chi tiền để bồi thường, riêng phần ông, chỉ hì hà cùng nhảy múa một cách tự nhiên.

Cũng từ những lần gặp gỡ, hình ảnh của ông đã ăn sâu vào ký ức tôi. Đôi lúc tôi tự nghĩ, nếu như ông có điên dại, cái "điên" này cũng không phải như bao người điên khác. Chúng tôi đã gặp ông rất nhiều lần, khi ở Lăng Ông Bà Chiểu, khi ở các sạp báo ở đường Lê Lợi. Rồi những ngày đi qua, con người Bùi Giáng đã ăn sâu vào xã hội Sài Gòn, nó như hình bóng thân quen. Thậm chí còn nhiều hơn những tấm bích chương, những khuôn mặt chính trị mà tôi đã thấy nhan nhản trên vách tường ở các đường phố này:

"Ban ngày mặc quần đỏ, áo xanh
Ban đêm mặc quần xanh, áo đỏ…"

Đến những ngày sau 1975, Bùi Giáng vẫn cứ làm con người Bùi Giáng. Con người nhân chứng cho cảnh đời, cho bao bể dâu biến đổi và nếu như cuộc đời ví như một vở kịch thì người thắng cuộc lại là những người đóng trọn vai tuồng một cách xuất sắc.

Có lần Huy Cận về nói chuyện ở Cao đẳng Mỹ Thuật, Bùi Giáng lại xuất hiện, đi tới đi lui ở trước cổng trường và chửi đổng: "Mẹ mày Huy Cận, mẹ mày Huy Cận." Một sinh viên đứng gác cổng trường vào báo cho ban giám hiệu cùng Huy Cận, nhưng tất cả đều im lặng.

Có lần vào năm 1977, tôi gặp lại tiên sinh với dáng dấp tiều tụy, hốc hác như người từ xa mới về, cũng với chiếc áo gấm đen, lai vãng trước cổng trường. Lúc đó Bùi Giáng quẩy trên vai một bó củi, đầu kia thì đầy nồi niêu soong chảo, hình ảnh này làm tôi liên tưởng đến các vị tiều phu thời xa xưa hay những người từ vùng "Kinh tế mới" trở lại đô thành. Bao hình ảnh chợt thoáng qua như một đoạn phim ngắn, một bối cảnh, quãng đời mà Sài Gòn đổi khác. Đời trở nên chật vật, trật tự xáo trộn, kinh tế khó khăn.

Tối hôm đó, khi đi ngang qua Lăng Ông, tôi bắt gặp Bùi Giáng tỏa mình ở giữa "Ngã ba Đường". Chợt một người xích lô hỏi:
- Bác có muốn về nhà không?
Ông liền trả lời:
- Về thì về.
Một mạch ông nhảy lên xe và biến mất. Một con người thật đặt biệt trong ý tưởng của tôi, nó như những câu hỏi, những câu trả lời một cách tự nhiên, cùng những tất nhiên phải đến.

Sau thời gian đi vẽ ở Phan Thiết, Phan Rí, Cửa Cà Mau, Cần Thơ… trở lại Sài Gòn, bọn tôi kéo ra quán cà phê vỉa hè, ở cạnh ngôi mộ Nguyễn Văn Học. Buổi sáng hôm ấy, tôi lại gặp Bùi Giáng. Ông lúc này hiện thân như người bán thuốc lá, vẫn ăn mặc kỳ dị. Cái kỳ dị đó vẫn không làm chúng tôi thắc mắc mà nó trở thành bao hình ảnh thân thuộc.
Đến cạnh bàn chúng tôi ông mời:
- Mua thuốc không mấy anh?
Chúng tôi ngước nhìn ông và im lặng, thấy vậy ông bèn mở một bao thuốc lá hiệu Hàng Không, loại thuốc này chỉ bán ở phi trường cho những khách ngoại quốc, ông đưa ra một điếu và nói:
- Hút đi, cứ tự nhiên đi.
Chúng tôi bốn người chia nhau điếu thuốc, sau đó ông hỏi:
- Sao, thấy sao?
Tôi gật gù thích thú, ông xoè tay ra nói:
- Một đồng một điếu
Một anh bạn gửi tiền trả cho ông và hỏi:
- Thuốc ngoại phải không bác?
Ông trả lời:
- Liên Xô… Liên Xiếc… Liên Xô… Liên Xiếc
Kế đó ông ngồi xuống và hỏi:
- Mấy anh là sinh viên mỹ thuật?
Tôi trả lời:
- Đúng như vậy bác à…
Tôi hỏi:
- Bác người miền Trung phải không?
Ông đáp lại:
-Qua..ã..ng N.oôm.

Sau đó ít lâu, tôi ra hải ngoại, không còn gặp lại hình ảnh đó, một hình ảnh gắn chặt trong khoảng thời niên thiếu của chúng tôi. Cuộc sống và người vẫn thay đổi, những đột biến cùng con người Bùi Giáng luôn làm những tín hiệu của thời thế, tôi chợt nhớ lại vài câu lục bát hay của ông mà tôi đã đọc lâu lắm rồi, như bài Phùng Khánh Mẫu Thân:

"Mẹ về trong cõi người ta,
Một hôm mẹ gọi con ra bảo rằng
Trần gian vui sướng lắm chăng?
Hay là đau khổ hỡi thằng chiêm bao?"

Ðã bao lần ngồi uống cà phê bên cạnh Quỳnh Thi, nàng nói: "Nhiều khi thấy tội nghiệp. Mẹ mình mang Cậu về nhà tắm gội cho sạch sẽ, xong xuôi đâu đó, Bùi Giáng đi thẳng một mạch đến sào phơi quần áo, lấy cái quần lót, đội lên đầu rồi một mạch rời khỏi nhà một cách tự nhiên."
Tôi mỉm cười hỏi:
- Em có biết về bài thơ "Thu Ba ngồi cạnh Thu Bồn không?"
- Biết, ai trong họ hàng của Cậu cũng biết.

Thực ra, nói cho cùng, những hiện tượng về fetish, pissing ở phương Tây cũng đầy dẫy khắp nơi. Ở Á châu, Trung Hoa, thời nhà Minh, Thanh cũng phổ biến nhiều về những tranh in gỗ nói về dục tính, luôn cả trong văn học. Ở Việt Nam, thời Bùi Giáng cũng chẳng ngần ngại phát biểu lên cho dù dưới dạng thơ ca, ví như: "Cô Kim Cương nó đái trong mày chuồn ơi…" Từ xưa đến nay mọi thứ đều có thể đi đến lỗi thời, duy chỉ có dục tính luôn luôn cập nhật, luôn luôn mới mẻ. One of two things never go out of fashion… Ở nhiều quốc gia tiến bộ người ta đã chẳng ngần ngại nghiên cứu soạn thảo ra hàng khối sách như "Érotisme dans l'art plastique".

Sau bao ngày xa vắng, Sài Gòn đã thay đổi nhiều, nhưng khi dạo bước trên các vỉa hè, bên những gốc cây, tôi liên tưởng đến một nhà thơ xứ Quảng, một con người Việt Nam chẳng khác như một Van Gogh, một Antonin Artaud vậy.

1998-2003

Monday, April 4, 2011

Liên hoan phim quốc tế ở Montréal2008

Có được cơ hội,nhiều năm làm việc trong liên hoan phim quốc tế ở Montréal, nhưng năm nay, duy nhất chỉ một phim VN được trình chiếu, trong hạng mục “Focus on world Cinéma”, đó là “Trái Tim Bé Bỏng”, tôi đã xem đi, xem lại nhiều lần, thấy rất hay về tình tiết, kịch bản... Rất cãm động, về khả năng diển xuất của các diễn viên ,đã đạt hiệu quả cao, tuy phim không tham dự vào cuộc tranh giải, nhưng giá trị lao động nghệ thuật rất công phu, rất sâu lắng...
Xin chúc mừng cho phim Việt Nam, một ngày một thăng tiến. Nhớ lại trước kia, cách đây đã 30 năm , ông chủ tịch kiêm sáng lập liên hoan phim Serge Lorsique, cũng đã mời đạo diễn Trương Nghệ Mưu, đến trình chiếu phim Trung Hoa tại liên hoan này, trong lần đầu tiên ấy, ở thời điểm Trung Hoa còn kính cỗng cao tường, chẵng ai biết đến TNM cả, nhưng bây giờ thì khác xa, đạo diễn Trương là một hình tượng lớn của Trung Hoa.
Thường năm, Trung Hoa , Nhật Bản... đã đến tham dự rất đông, luôn luôn chiếm trọn các giải lớn, như năm nay, phim “Departure”của Nhật, đã chiếm giải lớn do ban giám khảo bầu chọn, chánh chủ khảo năm nay là Đạo diễn MARK RYDELL ở Mỹ. Ngoài ra, liên hoan còn vinh danh đến nhà sản xuất phim Alan Ladd Jr của Hollywood, trong quá trình sản xuất phim ở Mỹ, Alan đã được đề đạt (Nominations) 150 Oscar, đễ rồi ngài nhận được 50 Oscar... chưa kể quả Cầu Vàng, và cành cọ vàng...
Tôi cũng hy vọng, ngài mai, trong những lần khác sẽ là của VN.

Đặng Thái Sơn

Trong cái không khí se se lạnh , để báo hiệu một mùa xuân trở lại, Montréal mùa tuyết tan; nơi nào, trên từng ngọn cây, chừng như đã có nhiều tiếng chim hót, trong một không gian mới mẽ này, các lễ hội thường niên đã bắt đầu, mùa liên hoan phim quốc tế với chủ đề Nghệ Thuật đã vận hành một cách đều đăn, riêng trong năm nay, trong chiều hướng kỷ niệm 200 năm, của thiên tài âm nhạc Chopin, ban tổ chức đã trình chiếu một phim với tựa đề “ L’art Chopin...”
Nơi đây, riêng nội dung của nó; đã làm nỗi bật cái không gian cùng khung cảnh lãng mạn ở một miền quê Mazurkas Ba-Lan, nơi Chopin sinh ra, cũng tại chốn ấy, ở tuổi lên bảy, ngài đã khởi lên những nốt nhạc cho đời, hòa quyện trong trái tim người nghệ sỹ yêu thiên nhiên da diếc, tạo nên cái cãm xúc vô cùng tận, bên những tuyệt tác cổ điển đã đem về tên tuổi cho quê hương cùng nghệ thuật.
Trong suốt tập phim, nhà đạo diễn đã dốc tâm truyền đạt đến người xem, tất cã các dữ kiện liên hệ, xen lẩn trong tâm tư, để chứng tỏ bao cố gắng của thiên tài Chopin, cùng bao tác động khiến ông tạo nên dòng cãm xúc, sáng tác...những tác phẫm cổ điển hàn lâm được tạo nên bằng nhiều yếu tố cùng giải thoát bằng ngẫu hứng.
Trong đó , khung cảnh miền thôn dã đã tạo nên bao yếu tố trực tiếp, dồi dào cho nghệ sỹ ấy, song cùng với những kỷ thuật cần thiết để chuyễn tải từng âm điệu lãng mạn đến từng con người, để họ cảm nhận như hòa vào trong dòng nhạc ấy.
Những tiết tấu cổ điển đã được nhiều nghệ sỹ chuyên về Chopin minh họa, trong đó mọi người như thầm thán phục nhiều đến NS Rubinstein, một khả năng không hề thay thế được, có thể nói; âm nhạc Chopin, như một bài thơ, ngợi ca thiên nhiên đầy thơ mộng, được thêu dệt thành từng dạ khúc... Cũng từ buổi hoàng hôn thơ mộng ấy, trong những năm 1830, tên tuổi Chopin đã đi ra ngoài lãnh thổ Ba Lan, để hòa nhập vào dòng chãy lớn của Châu Âu thời bấy giờ như Vienne ,Paris, London, Bacelonas...
Sau buồi chiếu, có phần giao lưu rộng rãi, trong đó có nghệ sỹ Đặng Thái Sơn, vừa về từ Chopin-Ba Lan, đã có mặt trong các câu hỏi dành cho nhà tổ chức Show, giáo sư chuyên khoa Chopin tại đại học Montréal v.v
Đặng thái Sơn, đã đoạt giải Quốc Tế Âm Nhạc Chopin từ 1980, một người yêu nhạc Chopin từ khi lên 9, với các lần sơ tán về nơi thôn dã, ông đã có nhiều”Lao xao kỷ niệm” trong những buổi tập nhạc, nhất là trong thiên nhiên lúc đêm về, để từ đó ung đúc một ý chí dạt dào vươn lên trong âm nhạc, trong tính cách diễn đạt ở nhạc Chopin, mỗi người đều ẩn chứa nhiều kỷ năng riêng biệt, nhưng cái thiên tài , cái cá biệt thì mênh mông như sông núi chảy dài trên quê hương...

La Toàn Vinh 27-03-2010

Sunday, April 3, 2011

बैज

Gỉả từ New York , một thành phố đẹp trong nét hiện đại, một nơi chốn bề bộn , bon chen… trở lại một đêm ở Montréal, trong chương trình nhạc thính phòng, ở đây khán phòng , Théâtre St Denis với sức chứa 2.200 ghế, đã đầy ấp những Fan từ “U 50” trở lên, họ đến với chương trình Live show của Nhạc Sỹ, Ca sỹ JOAN BAEZ…

J. Baez thực sự không xa lạ với người VN, nhất là trong giai đoạn chiến tranh, một ca, nhạc sỹ dấn thân nhiều nhất , để mưu cầu cho một nền hoà bình thật sự, bên trong từng con người, Joan Baez nỗi danh từ giửa thập niên 60, một thời đình đám trong giới nhạc trẽ Woodstock, New York…

rong suốt chương trình gần 2 giờ, bà đã mang lại cho giới thưởng ngoạn nhạc thính phòng, một không khí ấm cúng , thân thiện, cho dù ngoài trời đang ở + 10 độ, Joan Baez đã trình bày những nhạc phẫm bất hủ của mình, từ những sáng tác của năm 60, 70, 80…

Với một giọng ca thiên phú, cùng với cây đàn gổ trên tay( Có người nói rằng, cây đàn Guitar gỗ chính là di sản từ ông nội Baez để lại), bà đã mang lại tất cả những thông điệp , những thứ mà người muốn chuyễn đạt đến bao người yêu nhạc, Baez đã hát khoãng 20 ca khúc, bản cuối cùng là “Imagine”, một kiệt tác của John Lennon…

Đứng một mình trên sân khấu, ánh sáng dịu dàng, không kèn , không trống, khoát lên người một chiếc khăn, vận một Jean bình dân đó là phong cách của Joan Baez…

Từ những năm chiến tranh VN đang trên đà khốc liệt nhất, Baez đã đáp xuống phi trường Gia Lâm –Hà Nội, hình ảnh một nữ nghệ sỹ ở Mỹ, đang bước đi trên những đống đổ nát của chiến tranh, vẫn hồn nhiên, lạc quan bên các ổ phòng không, đang sừng sửng vươn lên trời cao…cho dù khi trở về nước Mỹ, các trát toà sẽ không buông tha.

Nếu như ngày xưa, Joan Baez, Jane Fonda đã đến miền Bắc , để thấy tận mắt , thế nào là thãm họa của chiến tranh!!! thời ở miền Nam, trong các căn cứ quân đội Mỹ, cũng đã được động viên bởi các nghệ sỹ hàng đầu ở Mỹ như Bob Hope, và Chris Noel , và dường như, nếu không nhầm, có cã Louis Amrstrong ở Long Bình( Biên hòa)v.v Có điều như hơn 30 năm, Hoà bình đã hiện diện ở VN , nhưng các vị đó vẫn chưa hề trở lại???

Saturday, April 2, 2011




Một Photo chụp được một trong nhóm nhạc JAZZ đầu tiên ở New Orleans Mỹ chụp năm 1900, thời kỳ đầu tiên của Văn Hóa JAZZ ở Mỹ và Thế Giới....







Khép lại Nhạc JAZZ 2009

Một lần nữa, sân khấu khép lại, sau 12 ngày hội hè đình đám, mang theo nhiều niềm vui xen lẫn nỗi buồn...

Chuyện về những hôm liên hoan nhạc Jazz ở ngoài trời, nhưng đều gặp mưa , thôi thì mua vé vào xem trong rạp vậy!!! chính vì vậy, năm nay, vé bán được nhiều hơn mọi năm, thâu được hơn 6 triệu đô, trong tiêu điểm của toàn liên hoan lên đến 24 triệu đô, số thất thoát bù lỗ, sẽ tìm ở các nhà tài trợ...Nhà tài trợ lớn nhất trong mọi năm là GM (General Motors), nhưng năm nay, lại là năm cuối cùng, vì tình hình khũng hoãng tài chính toàn cầu v.v

Chuyện về một người nghệ sỹ mù( vì biến chứng sinh non(*), Stevie Wonder, đã ngồi lặng thinh bên cây dương cầm , nghe bài nhạc của Michael Jackson , để bùi ngùi tưởng niệm dưới cơn mưa phùn, để thốt lên rằng “Michael, I love you” cùng hát bài nhạc đã tạo nên tên tuổi của ông như: “I just called to say I love You”, cũng nhờ kiệt tác này, Wonder, đã bán hơn 100 triệu dĩa, nhận hơn 22 giải Music Award...

Trong suốt tuần qua, hiện tượng về MJ, đã đi nhanh trong các tin nóng trên thế giới, như vậy cũng quá đầy đủ rồi, thiết nghĩ, tôi viết thêm cũng bằng thừa, hắn cùng lứa tuổi của tôi, trong những năm 1983, tôi quậy nhiều trong các disco với nhạc của MJ, dĩa nhạc tôi có đủ cã, dĩa bằng Vinyl, vì lúc ấy chưa có CD Laser, tình cờ, tôi lại tìm thấy một Réference giửa Michael và sir Paul, cùng hát trong bài” SAY SAY SAY” thu âm năm 1983 , chính đây làm sức bật cho Michael vậy...

Danh từ Blues, được biết đến trong những năm 1900, qua biểu hiện “Blue devils” nói lên tinh thần người da đen, khi cuộc sống cùng khổ của họ, bao biểu hiện buồn, của giới da đen lúc ấy, chưa được chấp nhận rộng rãi như hôm nay, những ca khúc, dưới dạng đồng ca trong giáo đường hoặc ca ngợi, thư giản trong công việc làm, thời gian sau này, ta có thể tìm thấy nhiều trong nhạc của B.B King... Chính King, cũng đã nói lên thân phận của mình qua âm điệu nhạc xanh của ông, từ một người vô danh, là một thằng bé không ai biết tên tuổi, đứng ở góc đường thổi nhạc “Blues”, vì vậy , người đời đặt cho ông cái tên B.B King, ra từ các chữ Blues Boy...

Những năm 1910, ở New Orleans, nhạc Jazz khởi xướng, thường trong các dàn nhạc diển hành... để sau này , làm ảnh huởng đến sự phát triển của Rock và Rap hiện đại...Jazz thuần túy mang tính ngẫu hứng trong biểu hiện nghệ thuật trình diễn, dưới các hình thái Swing-1930,Be-Bop1940, R&B 1940, Cool, Funk., Fusion Rock, Hip Hop...
Từ những năm Be-Bop 40 , nhạc Jazz phát triễn rộng rãi hơn, họ tụ lại thành những ban nhạc , ca sỹ biểu hiện trong “Kinh Nghiệm Ngẫu Hứng” thành tựu với Be Bop, qua các nhạc cụ như: Dương Cầm, kèn đồng...

Từ những năm 1950, thời kỳ này thế chiến vận hành, ở New York hình thành Cool Jazz trên cái phông của Be Bop qua tiếng Saxo của Lester Young, cùng thời điểm này một danh từ Free Jazz ra đời, tính ngẫu hứng lại trội hơn, mở ra con đường thực nghiệm.

Từ độ ấy, ta thấy có những xu hướng phát triển như” Folk” 1960, Jazz Fusion, Rock 1970, FUNK 1970 cùng World Beat 1980...

Chuyện về bao người dấn thân, làm nghệ thuật đã có một quá trình cay đắng, không phãi ai cũng được chấp nhận một cách dễ dàng, vì thế, luôn có những vinh danh(tribute) cho các vị đã dày công hiến trọn cuộc đời cho nghệ thuật...

Montreal Jazz Festival đã vinh danh Paul Simon 2007, Leonard Cohen 2008... để thấy rằng, rồi ai cũng sẽ đến một cái đình chung đó là sự yêu thương, trân trọng với nghệ thuật...

Paul Mc Cartney Live Show in Montreal

Paul Mc Cartney Live Show in Montreal

Trong lần lưu diễn ở bắc Mỹ , huyềnthoại âm nhạc Paul Mc Cartney , đã chứng tỏ thêm bao khả năng của mình ,khôngbao giờ cạn kiệt, dù cho thời gian có phôi pha đi chăng nữa, ông năm nay đã 68,một cựu thành viên của BEATLE ngày xưa, vẫn HOT, vẫn ôm đàn ,cùng cất bao tiếnghát cho cuộc đời thêm hương vị...

Với một kỷ lục lớn , ban tổ chức đã bán hết sạch 16.000vé trong vòng 30 phút, điều này đã chứng tỏ thần tượng Âm Nhạc xa xưa , vẫnvang vọng trong tấm lòng chân thành, yêu thương của khán gỉa, một tổ chức thật chĩnh chu, chỉvới lực lượng hậu trường, chuyên viên sân khấu , đã huy động đến 80 người, mộtphối trí di chuyễn đường dài, với 16 xe tải lớn, và nhịp nhàng hơn, Paul đãthay đổi những đến 10 cây đàn của mình trong khi trình diễn, riêng bài"Yesterday", ông vẫn trung thành với cây đàn gỗ, để có những âm điệu trung thựcvới những ca khúc mà ông đã từng trình diễn trước khán giã trong những năm1960-65...



Yesterday... Love was such an easy game to play... now I need a place tohide away... Oh ! I Believe in yesterday...PAUL MC CARTNEY LIVE SHOW

Friday, March 11, 2011

HÀNH TRẠNG MẬT TÔNG

Khi nói về Mật Tông, đó là một vấn đề lớn được rất nhiều học gỉa Tây-Phương lưu ý. Cũng đã có nhiều công trình ,luận án nói về Mật Tông Tây Tạng từ cả thế kỷ nay. Những gía trị to lớn ấy đã được lưu truyền,phát triển từ 1400 năm qua,hiện hành trên dãy Hy Mã Lạp sơn quanh năm tuyết gía,lại là miền của Tông Phái Mật giáo đang vận hành một cách huyền nhiệm. Ðây cũng là một điều khó dẫn giải,vì những lý do bí ẩn nội taị của con ngườI thiên nhiên,cùng chiều sâu huyền nhiệm của tâm linh cấu thành bao dấu vết truyền thông cảm thức của nhân sinh,hòa vào trong vũ trụ mênh mông vô tận…
Trong phạm vi hạn hẹp của bài này,tôi xin mạo muội trình bày vấn đề Mật Tông như làm một tiền đề giớI thiệu về sự có mặt của giòng Mật Giáo Tây Tạng nhìn qua góc cạnh của Nghệ Thuật tạo hình,những tương quan về tính trầm tư mặt tưởng giữa Tây Tạng,Trung Hoa ,Nhật bản…
Phật Gíao Tây tạng , được xem như một tinh hoa của nhân loại.ngoài ra, đối với người Tây-tạng,Nepal, đạo Phật đã có một ảnh hưởng lớn lao trong đời sống thường ngày,một truyền thống hóa thân của Bồ tát quán thế âm đã vì lòng từ bi mà hóa độ chúng sanh,sự hóa thân của ngày được thể hiện qua những gía trị hành thực ứng thân của các vị Lat-Ma.
Mật-Tông,tiền đề nay bao hàm những ý niệm về một chân nguyên ẩn kính(vérité cachée). Ý ở đây muốn nói về một sự điều nghiên,truyền thụ một giáo pháp bí mật,thâm sâu,bao la như vầng hào quang của Ðại nhật Như lai,những kết tinh đó tùy ngộ vào điều kiện tâm linh mà ứng hiện.Tây Tạng là một quốc gia với số dân ít oi,nhưng đã duy trì một di sản văn hóa đáng kể.Sự vận hành ,phát triển đạo Phật ở đây đi chung tinh thần của những dòng Ðại Nhật(MahaVairocana),Kim cang(Vajraselskara)cùng (Kalacakraindriya)…
Như một tương giao vớI tinh thần phật giáo Trung Hoa, Nhật Bản…,những tàng kinh này bộc lộ lên bao ý niệm về Vũ trụ ,nhân sinh một cách sâu rộng,có khi đi trên cả ý thức; những tàng kinh qúy gía này đã được truyền tụng cho đến hôm nay ,mãi mãi như những vàng son rực rỡ…
Cũng theo tinh thần trên những yếu tố cấu thành vũ trụ không ngoài ý niệm về lục căn ( 6 éléments); theo ÐạI Nhật(Mahavairocana; ý niệm về Lục Căn xem như nền tảng của tất cả muôn loài; 6 yếu tố đó bao gồm Dất,Nước ,Lửa,Gío,Không khí và Tàng thức(connaisance).
Tinh thần này đã được biểu hiện qua phương tiện kiến trúc tạo hình, điển hình như những bảo Tháp(stupa) tiếng Tây tạng gọI là Mchod-rten,nơi bảo tàng xá lợi Phật cùng tinh hoa của ngài(Dharmakaya)…



Năm hình thể biểu hiện của 5 yếu tố bao gồm: Ðất,Nước ,Lửa,Gío,không khí tương ứng với 5 vị trí của 5 vị cổ Phật(Jinas) biểu tương của 5 trí và tất cả những điều kiện đó tự nhiên cấu thành một tạng thức,tức là yếu tố thứ 6.yếu tố thứ 6 này đặt bên ngoài hay trên tất cả được biểu hiện bởi không màu(màu trắng mà không phải màu trắng); ở đây có thể tượng hình như tinh hoa của trí huệ viên mãn…
Những yếu tố về lục căn được xem như một Pháp-Thể-Tính hay thế gian pháp(corps Cosmique)theo tinh thần Ðại Nhật

Ðại nhật ở đây là một cõi trong quán tưởng như một cảnh giới không sinh,không diệt,không khởi,không tận , đó là một vầng hào quang vô lượng không chỉ soi từ phía bên ngoài,một vầng sáng chói của sự giác ngộ,làm thức tỉnh,soi sáng,phát tiết từ bên trong tâm tốI của con ngườI đã bị vô minh che phủ,chứ không phải ánh sáng mặt trời,vật lý mà mắt ta trông thấy hàng ngày…

Vũ trụ đại nhật cũng là khoảng không bao la nơi chư Phật ngự trị,những tu sĩ Tây-tạng đã quán tưởng trên 5 vị Phật thủ thắng(Jinas)như giải thoát bao ám ảnh những trói buộc của phiền não…

5 vị cổ Phật này biểu hiện cho năm trí(sagesse),ngự trị trên năm cõi gồm: Ðông ,Tây,Nam ,Bắc cùng Trung Tâm, để thấu đáo rõ ràng hơn,tôi xin liệt kê một bảng vị trí,thế ngồI, ấn chỉ,màu sắc của chư vị cổ Phật theo Mật Tông Tây tạng đã định thành.


Như vậy khi một họa sỹ Phật giáo Tây Tạng vẽ một vị Phật,thì các vị ấy sẽ theo 7 sắp xếp trên đây mà đat đe các màu sắc, ấn chỉ(mudra) cùng những yếu tố khác phải thực hiện một cách triệt đe:ví du,phái Mật Tông Tây tạng hay thờ vị Phật Y Dược(Bhaisajyaguru),ta nhận thấy hình của ngài đuợc vẽ với màu Xanh Ðậm,an vị tại Phương Ðông(xin xem bảng xắp xếp)nơi tương ứng với cổ Phật Aksobhya…

Phương Ðông là một miền mênh mông biển cả,nơi sự đau khổ ,trầm luân dâng đ?y như sóng nổi,Phật Y Dược hiện thân đe cứu đo chúng sanh thoát khỏi khổ ải vv… Màu xanh Ðậm trên thân xác của ngài Phật Y Dược làm một hình tượng giải trừ(destruction)bao đau khổ,phiền nảo,những ám ảnh bởi thân xác phù du…Ngay cả ở Nhật Bản cũng hay thờ vị Phật này trên những ngôi chùa theo Mật tông như Shingon cùng Tendai…như vậy yếu tố quán tưởng trên cùng các vị Phật đã trở thành bao trợ lực quan trọng trong tinh thần thiền đinh tu tập của các tu sĩ Phật giáo tây tạng.Theo tinh thần Phật Giáo cơ bản,những ai đã trí tâm quán tưởng đ?n các vị này sẽ không còn ám ảnh bởI những dục vọng,bởI thân xác ,sống vớI một tâm tư tràn đay lòng từ bi rộng lượng…

UÔNG,TRÒN,TAM GIÁC :3 hình thể tiên khởi biểu hiện của vũ trụ,Hình tròn vẽ lên ý niệm vĩnh cửu của vũ trụ,nền tản hữu tất cả muôn loài, đồng thờI cũng là cõi Chân Không.
Theo những dẫn giảI của Phái Shingon,một tông phái mật tông Nhật-Bản,hình tam giác là hiện thân của thực tướng con ngườI;hình tướng này được nhận ra dướI 3 hình thái,bao gồm Thân, Ý,LờI(Phusical,Oral,Mental )”rùpakàya.
Hình vuông làm bộc lộ lên hình ảnh của thế giớI hiện hữu gồm: Ðất,Nước,Lửa,Gío,hay còn gọI là Tứ đại(Mahabhùta).
Ðây là một ý niệm được các Thiền sư nhìn như một Công án(Koan),cùng ý trên ,ngài Sengai,môt họa sỹ thiền sư Nhật Bản ở Thế Kỷ 17, đã vẽ nên hình tượng này những hình kỹ hà…(Géométrique) như :Vuông,ròn,Tam giác cũng được ứng dụng trong phương cách bố trí trên các phù đồ(Mandala) của phái Mật Tông ở Tây-tạng,những nhà sư này đã lập những Mandala để quán chiếu tinh thần thiền định,theo phái Tantra thờI Mandala làm hình ảnh của Vũ Trụ được thu lạI qua phương tiện của Nghệ Thuật tạo hình;Mandala cũng cùng ý niệm về Thân(rùpakàya),thân ở đây là cõi,cõi là một thực thể trống không(sùnya).Một thực thể Không Sinh,Không Diệt,Không Khởi,Không Tân…
Nhũng Phù đồ này sau được vẽ thành tranh ảnh gọi là (Thangka)


(Méditation has to be done by focusing your attention on the pure radiant ligh in contemlaiting the deities of the vast Mandalas,in which they(and you) reside,you have to feel the pride of being divine like them in this way both the coarser and subtler forms of the unifying process have to be practiced…(Tsong-kha-pa)

Phật giáo Tây Tạng KhởI lên từ những năm của thế kỷ thứ 7,cùng thờI nhà Ðường bên Trung-Hoa, được truyền bá bởI vua Song-Tsen Gam-Po,vị vua này đươc xem như hóa thân của Bồ tát Quán Thế Âm,Bằng con đường trực tiếp truyền thụ từ xứ Ấn Ðộ,Phật Giáo Tây tạng phát triển sau nhưng năm của thế kỷ thứ 7.
Hành Trạng của Giáo Phái Mật Tông Tây tạng Gồm: Ấn(Mudra) Chú(Mantra),và Quán Thị(Contemplation):

Nhìn một cách chung nhất,những Madala được thực hiện vớI 4 hình ảnh khác nhau.


1-Ðaị Mandala(Mahamandala)


Theo giải thích của Mật Giáo nhật bản, Ðại Phù Ðồ(Mahamandala) rất khó thực hiện vì trong một cảnh giới taọ tác,phải hội đủ 1061 vị Ðại Phật,Bồ Tát cùng cái ngài Ca-Diếp Trên Mandala này thường vẽ những vị cổ Phật(Jinas) hay gọi là Phật quán Tưởng,những vị Ðại bồ tát.


4- Mandala Karma: Trình bày bằng phương tiện tạo hình nổI Ba Chiều,như Ðiêu khắc,hay gọI là Mandala nổI,như trên Phù đồ Boroburur ở Nam Dương,Viện Bảo tàng Guimet cũng có lưu giữ trưng bày loạI Mandala Ðiêu khắc này.



 MẬT TÔNG TÂY TẠNG,Phái Mũ đỏ(secte rouge) như phái Tantra,hình thái rất khác vớI Phật giáo Ðại Thừa Ấn Ðộ của thế kỷ thứ 1,khác biệt vớI Mật tông Trung Hoa thờI Hán ,Nhật Bản,Hơn thế nữa đây có lẽ là một miền duy nhất còn lưu truyền tinh thần Tấn Phong như tấn phong các vị Lat Ma,Phát âm Tây Tạng là”Blama”,tức là đấng tốI cao(Superior One) .truyền thống nài có từ thế kỷ thứ 8,do một đại sư Tantra ở Ấn độ tên Padmasambhava(Liên Hoa Tử)dựng lên.
 Phái Ðại thừa Tantra này là một kết hợp giửa Ðại nhật (Mahavairocana) và Kim Cang Thừa(Vajra selkhana) Theo Vajraselkhana”L’homme est si pur!il est normal que sa nature soit modifiée par le desir,se garder du desir restaurena en lui la pureté,et se garder du désir veut dire le conquérir par une autre forme du désir”


Theo hình chụp,Phái Mũ Vàng(secte Jaune),những nhà sư của tu viện Ganden Jangtse đang thực hiện một Mandala bằng cát(goyesshamadja) theo truyền thống Mandala này được thực hiện trong 21 ngày,Những cát màu trên phù đồ sẽ đổ xuống suối,suối chảy ra sông,sông đổ ra biển….Biển đổ về cõi Vô cùng Tận
Tu viện Ganden Jangtse được thành lập năm 1409 bởi ngài Je Tsong khapa Lodsang Drakpa thuộc phái Mũ vàng,Phái cải cách,trở lại với tinh thần nguyên thủy Phật giáo…
Ðã từ lâu nhiều người đã không cơ hội tìm hiểu về Phật giáo mật tông Tây tạng,vì tính chất Huyền Bí của nó,những môi giới truyền thông quá khác biệt,hầu như chỉ lưu truyền kín trong những tông phái riêng rẽ,chính vì thế mà đã gần như thiếu vắng ở Trung hoa,Sự suy thoái này làm một thiệt thòi lớn, đồng thời một vài tông Phái đã ứng dụng chưa quán triệt toàn bộ đã biến thành một phát triển lập dị tạo nên những điều di đoan,mơ hồ,cuối cùng sẽ không đi đến một toả thuận khả quan…
Tóm lại ,dòng lưu truyền của Mật Giáo hà một hình trạng đặt thù nhân bản,như đã tuần tự khởi điểm dòng tuần lưu đó đã đi từ những nguyên tố Lục căn làm nền tảng tinh thần,song song 5 vị Như lai biểu hiện của Trí Huệ Quán triệt thủ thắng của Trí Bát Nhã cùng vớI 4 Mandala làm đối tượng quán chiếu, ý niệm này gần như Thiền công án của Nhật Bản,cuốI cùng là 3 điều mật kín…
Ba điều mật kín này thật ra chỉ một,vì chẳng qua là Thân , ý ,Lời, ý niệm tam thân này được xem như môt phương tiện để quán niệm tinh thần với một niềm tin chân thành(Vraie foi) làm một thể kết hợp hàm chứa những mật tín,những mật kín này dẫn độ như một nhân duyên (Cause initiale),môt nền tảng,một tiền đề(Fondement) cùng là một phương tiện giảI thoát như một cứu cánh(Moyen ultime)
“La cause,le Fondement et le Moyen” đó là những đơn giản hóa trong 3 câu kinh Ðại nhật.
Nói thêm một cách rộng lớn hơn ,khi ta bắt gặp một cơ duyên,tinh thần giác ngộ làm căn nguyên của Tâm.”L’esprit de l’illumination est la cause”căn nguyên này biểu hiện như ta gieo một hạt với tâm từ bi,hỹ xả,lòng từ bi ở đây phát tâm sở nguyện”la grande compassion est le fondement” để cuối cùng đạo pháp là phương tiện giải thoát”la voie est le Moyen ultime”
Đại Thừa Phật Gíao trong Nghệ Thuật CHĂM
ở Giai đoạn KHMER hóa.

Nói đến Angkor người ta bỗng nghỉ đến một đế chế Khmer , cường thịnh nhất vào đầu thế kỷ 12, tác nhân của nó ngoài việc tạo dựng nên những đền đài như Angkor Vat...Lại là một chính quyền hùng mạnh về quân sự, đã từng mở mang bờ cõi sang Đông (Champa-Chăm) và phương Tây như ( Siam-Thailand)...
Theo ghi nhận được, thành tựu quân sự lẩn văn hóa, khởi lên từ giai đoạn trị vì của vua SURYAVARMAN II (1113-1150-hoặc hơn...),trong giai đoạn quân sự hiểm hách này, Suryavarman-2, đã dấy binh đánh vào đất CHĂM năm 1123 , sau đó 5 năm, năm Mậu-Thân (1128), ngài động binh cùng 20.000 lính tinh nhuệ đánh vào cửa Bà-Đầu , sau khi bị chống trả kịch liệt bởi quân Đại-Việt do vị quan trấn ải tên là Lý Công Bình chỉ huy, đã bắt sống 169 tù binh Khmer( sau đó nhà vua có đến những ngôi chùa đạo Phật Cùng đạo lão để cúng đường)....nhưng vào tháng Tám cùng năm, Suryavarman 2 lại điều 700 chiếc thuyền đánh vào cửa khẩu Đổ-Gia, thuộc Huơng Sơn, Nghệ-Tỉnh, tướng Đại-Việt là Nguyễn Hà Viêm và Dương Ổ chống trả lại để đi đến chiến thắng,theo ngài Finot viết rằng hơn nửa số thuyền đó còn chưa đỗ bộ lên đất liền được... Những mưu đồ lớn, vẫn không có kết quả, đến năm 1137, họ lại sang quấy nhiễu Đại Việt bằng đường bộ nhưng bao thất bại đã làm ngài chùn bước và quay sang thôn tín xứ CHÀM, trong những năm 1145 đến 1149, đã chế ngự được nước CHÀM, qua chương trình bình định tại kinh đô Vijaya. (thuộc tỉnh Bình-Định ngày nay), con đường đồng hóa đã trở thành hiện thực, vì sự hiện diện của dân Chàm trong quân đội KHMER để chống lại Đại-Việt lẩn Champa, sự kiện một thái tử Chàm đăng cơ trên cố đô Vijaya đã làm một chứng minh trong chương trình Khmer hóa do cơ chế Suryavarman 2 dựng nên,vì vua Harideva cũng là thông gia với Suryavarman 2...sự việc này đã được ghi lại trên bia Chàm số XXI, ở Mỹ-Sơn qua sự phiên dịch bởi học gỉa Louis Finot nguyên giám đốc trường viễn đông bác cổ tại Hà nội.
Cũng chính vì thế, nghệ thuật Chàm thời bấy giờ, ít nhiều có ảnh hưởng đến nghệ thuật Angkor,Bayon...
Có thể nói một cách chính xác hơn, triều đại Suryavarman 2 đã tạo cho Văn Hóa Khmer một vị trí đáng trân vào thời bấy giờ, trong tay quân đội thiện nghệ, người Khmer thống nhất dưới sự lãnh đạo của vị anh quân dủng lược như vậy, mãi đến 1150, họ lại dồn toàn lực vào tấn công Đại-Việt một lần nửa, lần này thì đánh vào Nghệ-An, tuy nhiên thể lực hao mòn, mầm loạn lạc dấy lên, thời suy thoái đã dành sẵn cho một đế chế đã đến...
Nếu như triều đại Suryavarman 2 ,xây dựng nên những thành quả đáng kể như tạo tác bao đền đài quy nga, tráng lệ, bên cạnh đó ngài củng cố niềm tin qua đạo Bà-La-Môn, Angkor Vat nghĩa là ngôi đền trong thủ đô(Angkor=Capital, Vat=Temple), khiến cho những công trình nghệ thuật đặc thù Khmer đó, đã làm ảnh hưởng đến Thailand, nhất là trong những vùng bi Khmer chiếm, Lẫn Champa ... rồi những triều đại kế tiếp như Jayavarman VII, đã tạo một vị trí trang trọng cho nền Phật-Giáo Đại Thừa, vì hoàng thân cha của ngài Javavarman VII là một người theo Phật Giáo đại Thừa, một chứng tích điển hình qua công trình kiến trúc Angkor Thom( Đại Thủ Đô), đồng thời, với ý đồ Angkor-hóa đến thủ đô Chàm là Vijaya, ở thời điểm 1177, đó cũng là giai đoạn mà Đế chế Jayavarman, mong mỏi giành lại những vị trí, quyền lực của mình trên đất Chàm, trên bia khắc ở Ta-Prohm, đã ghi rỏ những chiến công của ngài Jayavarman VIItrong những năm 1186 và Preah Khan năm 1191.
Tuy Nhiên không phải trong suốt quá trình đó người Chàm phải chịu đồng hóa bởi người Khmer, Ta nhận thấy có những giai đoạn độc lập và Phản kháng , như trong giai đoạn 1170, vua Chàm là Cri Jaya Indravarman, đem binh đánh Khmer...và những giai đoạn sau này được ghi nhận như sự tranh chấp giửa 2 thế lực, giửa Thủ đô Pânduranga(Phan-Rang) và Cố đô Vijaya, trong suốt quá trình Khmer hóa , người Khmer đã dựng lên những ngôi vị thân tín để tạo bàn đạp cho đế quốc mình.
Tuy nhiên, ngoài những giai đoạn kể trên đây, quân đội Champa cũng đã tấn công liên tục lên Đại-Việt, hầu như thường xuyên,trọng điểm là những vùng ven như Thanh-Hóa, Nghệ Tỉnh... nhất là trong các giai đoạn Đại Việt thay đổi ngôi vị, hoặc thời kỳ người Champa cải tổ triều chính.

La Toàn Vinh
new york 2008

Wednesday, March 9, 2011

THEO CHÂN NHỮNG VỊ BỒ-TÁT


Hầu như trong tất cã những công trình nghiên cứu đã cho thấy rằng : Phật - Giáo phát triển vào Á Châu Thái bình Dương với 2 con đường chính , bao gồm phái Đại thừa (Mahayana) lẩn Tiểu Thừa (Hinayana) .”Comme dans l’inde elle même et comme dans d’autre pays asiatiques,le HINAYANA ,et MAHAYANA s’affirmerent d’abord parallelement…”Buddhism in Chine-Ch’en 1972….
Đây có thể nói là giai đoạn phát triển tiên khởi của Phật giáo Đông Á Châu v.v Như trong giai đoạn của Hán Minh Đế (năm 25 đến 75) sau T.L, chúng ta còn ghi nhận thêm ở vào thời Hậu Hán Trung Hoa , được ghi nhận có 3 Trung Tâm phát triển Phật giáo , tuy nhiên 3 trung tâm này , lo trách nhiệm phiên dịch kinh sách và hoằng pháp , những nơi này đã được điều động bởi các vị Tăng Người Khương(Sogdian) , cùng bao vị khác đến từ Trung á (Scythia)… trong suốt giai đoạn khởi đầu này cho đến thế kỷ thứ 4 , không có một vị sư Trung Hoa nào điều khiển các trung tâm này cả…
Trung tâm Phật giáo P’ENG CHENG nằm trên hạ lưu sông Dương Tử , thuộc phía Đông Nam Trung Hoa , sau đó phải kể đến Lạc- Dương , toa lạc bên sông Hoàng - hà , đây là Đông đô do Tào Tháo trấn nhiệm ở vào thời Tam Quốc…sau đến là trung tâm Giao-Châu (Chiao-Chou) Thời Tam Quốc Bắc Thuộc , Giao- Châu làm một quận của Tàu đô hộ , thủ đô Giao Châu là Giao-Chỉ , nằm trên lưu vực tam giác sông Hồng….thời điểm này Giao- Châu Trực thuộc vào nước NGÔ (Ngụy,Thục,Ngô tam quốc) là một miền được sống trong thanh bình , nên các sỹ phu thời bấy giờ đã kéo về đây rất nhiều văn học , nghệ thuật cùng đạo pháp đã phát triển vượt bực...
Tất cả 3 trung tâm trên đã có những liên hệ chặc chẻ với nhau , theo hồi ký của Hushih thời trung tâm P’eng Ch’eng (thuộc Nam –Kinh ngày nay) đã làm con đường tiếp nhận những vị sư đến từ trung tâm Giao Chỉ , theo ghi nhận , những vị tăng đã ra đi từ một miền gọi là Wu-Chou(Quảng Tây) phía trên Bắc Ninh ngày nay , sau đến Quảng Đông(Canton) để cuối cùng vào Nam Kinh…
Riêng về trung tâm Lạc Dương(Lo-Yang) , được xem như một nơi quan trong , vì là kinh đô của nhà NGỤY,một nơi thuộc triều đình nên được chú trọng nhiều hơn…theo Hsiang K’ai , lúc này đạo Phật cùng Lão Giáo cùng phát triển , riêng ở Tào Tháo người chú trọng nhiều vào đạo Phật vì rất đông người theo đạo , nên Tào Tháo dựa vào để làm hậu thuẩn chính trị…
Lạc-Dương, một chứng tích của Phật giáo thời bấy giờ là ngôi Bạch Mả Tự , xây từ thời vua Hán Minh Đế sau đến , một ngôi đền có tên H’su Ch’an , tất cả những dấu tích này cùng có những xuất xứ liên hệ đến trung tâm Phật Giáo P’eng Ch’eng ở Nam Kinh.
Trong thời kỳ này , phải nói là do công đức vô lượng của vua HUAN-DI lúc bấy giờ , có thể nói Lạc Dương đã qui tụ thật đông những tu sỹ Phật giáo , những vị này đã đến từ bốn phương , hay nói một cách khác là đến từ những miền thuộc Trung Á , trong số những vị tăng tài , phải kể là ngài AN SI KAO đến Lạc Dương từ năm 148 sauT.L , cũng là người của những trung tâm Phật giáo miền Trung Á , một vị có thể gọi là người đầu tiên dịch kinh sách sang tiếng Trung Hoa.
Kinh sách mà AN SI KAO đã dịch đều đặt trong tâm vào bí quyết Thiền Định (Dhyana) nói về kỷ thuật tập trung , quán chiếu hơi thở , đây là bộ môn Thiền Định…
Cũng nên nói thêm về Lạc Dương , đây là một miền phồn thịnh nhất thời Hậu Hán , làm kinh đô của Đông Hán từ những năm 25 đến năm 190 sau T.L , LẠC DƯƠNG tọa lạc trên một diện tích gồm 10 cây số vuông , đứng vào hàng thứ 3 sau Trường An (33 .48 km vuông) và ROME thuộc La Mả(13.80 km Vuông) theo nhà nghiên cứu H.Bielenstein dân số Lạc Dương Thời Bấy giờ đã lên đến 500.000 người kể cả vùng ngoại thành (Willam walson/ Ed. 1981-Art of Dynastic China)
Thành Lạc Dương được xây dựng theo hình chữ nhật , trục hướng Bắc Nam , chung quanh được bao bọc bởi những tường thành bằng gạch đất cùng với 12 tháp canh , cũng như Trường An cửa thành sơn màu Âm Dương cho hòa hợp với đất trời , được vây quanh bởi dòng sông Gu , những cầu bắc qua sông thường làm bằng gổ , đặt ở trước tháp canh… riêng ở phía đông có những cây cầu bằng đá hợp cùng kiến trúc Tôn Giáo , còn lại là những khu dịch vụ thương mại…
Bên trong thành Lạc Dương gồm 2 điện : Bắc điện và Nam Điện mỗi một cung điện diện tích khoảng 50 hectares , hai cung nối liền bằng một con đường có ba hàng , line ở giửa dành cho vua , con đường có trục bắc nam này chia kiến trúc cung điện ra 2 phần gọi Đông cung và Tây cung…
Ở khu vực phía nam những cung điện được làm văn phòng hành chính , nơi trú ngụ của những Quan triều , đặc biệt hơn làm nơi trường thi của bao nhân tài thi phú , một Quốc Tử Giám được xây dựng vào năm 178 , cùng là nơi đào tạo những nhân tài cho triều đình , cũng lưu ý thêm , vào năm 131 ở ngoại thành Lạc Dương có khoảng 241 chung cư bao gồm 1850 phòng , sau đó 20 năm Lạc Dương có 30.000 Sỹ tử theo Đạo Khổng…trong tổng số 500.000 người...
Trong Quốc tử giám còn làm một thư viện tên Dong Guan nơi lưu giử tất cả những áng thơ tuyệt tác trong suốt 2 thế kỷ…
Phía Bắc là những cung điện có vườn Hoa , cũng là nơi vua ngự từ năm 65 đến 125 , từ năm 147 đến 149 , ngoài ra khu phía nam cùng là nơi ở của vua từ năm 25 đến 65…
Bên cạnh 2 cung điện nguy nga tráng lệ này , lại là những ký túc xá cho các quan quyền bao gồm 32 gian , những vệ sỹ , Ngự Lâm quân , ngoài ra còn phải kể các ngôi đền thờ tổ của các vị vua , những vị thần linh theo truyền thống Trung Hoa đã đựơc xây dựng ở phía Đông trên giòng kinh Yang…
Bối cảnh của Trung tâm Phật giáo P’eng Cheng , đã thực sự phát triển trên lảnh địa của nước Ngô , sự hình thành của quốc gia này trong thời kỳ phân chia Tam quốc từ năm 220 đến 284…
Thủ đô của Ngô triều từ năm 221 đến 229 ở WU CH’ANG đến sau 229 thì dời về CHIEN YEH , trong quãng thời gian này người ta ghi nhận có 3 vị dịch kinh , các vị đã phổ cập thêm nhiều kết quả trong việc hoằng pháp tại đây*( Around 225 we found three Buddist translator working at WU CH’ANG ,and shortly after 229 two of them appear to have moved to the new capital…..The two most important figures of Buddism at WU(Ngô),the Indo-scythia: Chih Ch’ien(Chi Khiêm) and the Sogdian monk K’ang seng –Hui….(Conquest of China,Histirical Survey pages 46-47 by Zucher-1972)
Trong số các vị trên ta thấy có Chi Khiêm và Khương Tăng Hội , ngài Khương Tăng Hội sinh ở Giao Chỉ …đều đã được thụ huấn trọn vẹn trọn vẹn nền văn chương Trung-Hoa , riêng ngày Khương ở Giao-Châu , lúc bấy giờ là một miền thanh bình không nằm trong những tranh chấp của Ngụy , Thục , Ngô…
Sự thanh bình ngự trị ở Giao-Châu , nên có rất nhiều nhân tài Trung-Hoa về lánh nạn , trong số những vị ấy phải kể là SỸ-NHIẾP( Shih-Hsieh , 177-266) một trong những bật kỳ tài của văn chương Trung Hoa…
Có những vấn đề được đặt ra , trước khi chữ Hán được dạy ở Giao- Châu khoãng Năm 200 sau T.L thì dân Bách-việt đã dùng chữ gì để biểu hiện???
Căn cứ theo sử liệu , cổ vật , các nước Bách việt đã thành tựu với nền Văn Minh Đồng sơn địa bàn kéo dài từ trên Bắc Việt đến Vân Nam , Bắc Thái , nền văn minh Đồng Sơn khởi lên từ hơn 1500 trước Công Nguyên , chấm dứt với một thời gian ngắn sau Công Nguyên , thế nhưng , căn cứ trên những trống đồng , ta không thấy có biểu hiện chữ viết bao gồm luôn cả những trống đã tìm thấy ở Vân Nam , Bắc Thái và Java( người Nam Dương di dân xuống từ bắc Thái khoãng năm 1500 trước T.L nên họ cũng biết Nghệ Thuật đổ đồng???)
Song song với giai đoạn Đông-Sơn , lúc đấy ở Trung Hoa nằm trong giai đoạn của nhà Thương , Chu , Chiến quốc , nhưng trên những di vật đã tìm thấy biểu hiện về văn tự rất rỏ ràng cụ thể đó là chữ hán trong thời kỳ thô sơ hay gọi là cổ ngữ…
Một điểm khác biệt đáng lưu ý hơn , trên trống đồng thường khắc nhiều hoa văn với đường nét kỷ hà (géometrique) tức là những hình vẽ thẳng nét ,hình học , Còn chữ Hán thời thô sơ thời mềm mại và không thẳng nét vì thường được vẽ trên đất sét với một que làm bằng tre…
Như chúng ta biết , nguồn gốc Hán tộc , chỉ vỏn vẹn trên sông Hoàng-hà thời xa xăm ấy địa thế hiểm trở , đất Trung Hoa to lớn , nên phương tiện giao thông không có thể xảy ra nhiều đến với Bách Việt….
Ngài Khương Tăng Hội sinh ở Giao-Chỉ , một miền tương đối thanh bình , nên hầu hết những sinh hoạt đều phát triển vượt bực nhất là trên lĩnh vực Văn Học.
Ngài Khương tăng Hội đã thụ huấn , lĩnh hội một cách tuyệt vời nền văn chương Hán Nôm , một cơ chế giáo dục do chính quyền đô hộ nhà Hán áp dụng một cách hoàn chỉnh ở Giao-Châu từ nhũng năm 204 sau T.L.và ngài Khương cũng sinh ra từ những năm này…
Được sinh ra trong một gia đình người Trung-Á , Thuộc chủng tộc Khương(Sodian) , thân sinh đi buôn sang đất Giao-Chỉ , nơi đây , trên đất nước này người đã chào đời , nhưng chẵng may , cha chết sớm từ thuở lên mười , ngài Khương Tăng Hội đã sống trong sự nuôi nấng , giáo dục của Hội Phật Giáo Người Khương ở Giao Chỉ , ngài đã quy y , xuất gia cùng các vị thầy ở đây , tuy chúng ta không được biết danh tánh những vị ấy , nhưng theo hồi ký chắc chắn một điều các sư phụ của Khương Tăng Hội là những cao tăng đắc đạo…
“ We do not know anything about his first master whom he mentions twice with great affection and veneration…”Conquest of China by Zucher
Vốn là người Trung-Á nên rất thông thạo vền Phạn Ngữ , chính vì thế , Khương Tăng Hội đã dịch kinh sách đóng góp thật nhiều tài liệu phong phú cho sự hình thành , cũng như phát triển Phật Giáo ở Giao-Chỉ cùng Nam - Kinh trong suốt 3 thế kỷ đầu…
Theo tài liệu thì vị này mất năm 280 cùng lúc chiến tranh Tam-Quốc kết thúc (lúc tuổi đời xấp xỉ 80 , nếu như gỉa thuyết được sinh vào những năm 200 sau T.L) trong suốt qúa trình tu học , hoằng dương đạo pháp thời gian đươc tính hơn nửa đời người…
Theo tài liệu cho biết , Khương tăng hội đến CHIEN YEH năm 247 , cùng năm chùa Kiến – Sơ được dựng lên , tuy nhiên cũng chưa đích xác lắm , vì nếu như ngài đến Trung Hoa vào những năm này thời tuổi tác đã gần 50 , có những chi tiết cho thấy , có thể đến sớm hơn , ở các trung tâm phụ bên cạnh Nam Kinh , như trong Đại Thừa Luận một kinh phẩm mà Khương Tăng Hội đã dầy công phiên dịch , nhuận sắc với bao lời bạt , trong một phần nhỏ ngài có kể về hoàn ảnh mồ côi của mình , cùng người thầy nuôi nấng cũng viên tịch ít lâu sau đó….Bối cảnh chiến tranh khiến cho cuộc sống chao đảo , rất khó bề hoằng pháp một cách trọn vẹn…”the years of war and chaos during which it was almost imposible to pratise the religious life”Conquest of China.., căn cứ theo những thủ bút này , cũng nên nhắc lại trong lời bạt của Pháp Cảnh Kinh (Mahayana) ngài Khương có đề cập đến chiến tranh , chắc chắn lúc bấy giờ Khương Tăng Hội không có ở Giao-Chỉ , vì Giao-Châu lúc ấy trong Thanh Bình…
Khương Tăng hội kế nghiệp công trình mà An Thế Cao đã làm , như viết lời cho An Ban Thủ Ý , những công trình này phải thực hiện một cách lâu dài trước thời điểm dời đến Chien Yeh(247) , cũng không ở Giao-Chỉ vì theo hiên hệ với phần trước có nói về 3 vị dịch kinh ở Wu Chang năm 225 , 229…như vậy bao công trình dịch thuật bao gồm nhuận sắc của Pháp cảnh Kinh , An Ban Thủ Ý , phải được thực hiện trước năm 247 ít nhất 15 năm …Tuy nhiên vì sự thất tán sử liệu những thứ Khương Tăng Hội đã đóng góp thật nhiều cho Ngô triều do Ngô Tôn Quyền lảnh đạo , nhất là trong kỷ yếu của NGÔ Thư(Wu-Shu)

Đất Giao-Chỉ trong kỷ nguyên sau Tây-Lịch , một miền giao tiếp giửa hai luồng văn minh lớn thời bấy giờ là Ấn-Độ , Trung Hoa , nơi thị tứ một trong những hải cãng quan trong thời bấy giờ , ngoài ra còn được giao tiếp với LIN-Y(Chàm ngày nay) và Fu-Nam (Miền Nam Việt-Nam ngày nay…)Đạo Phật đã được truyền bá một cách mạnh mẻ , có thể nói trung tâm Giao-Chỉ là một trong những trung tâm Phật giáo truyền thống chính thức ở cực nam , Ngài Khương Tăng Hội đã thừa kế những ưu đãi đó để đem hết tâm nguyện hoàn tất biết bao công trình dịch thuật.
Riêng trên lỉnh vực Văn chương Hán Nôm , Ngài đã làu thông Tứ Thư , Ngũ Kinh một nền tảng triết lý Khổng Mạnh

, song song thời điểm đó Khương Tăng Hội đã được nhìn nhận là một văn tài Hán Văn….”Exelled in literary composition…”

Bên cạnh đó Chi-Khiêm cùng là một kỳ tài, đã thấu hiểu sâu sắc gíao lý Phật giáo , đồng thời thực hành một cách cặn kẻ….

“Whose talents and learning were profond and penetrating, and who had completely mastered the buddhist and secular”

Cả hai vị này đã từng đến Chien-Yeh thủ đô của Ngô triều , một địa danh thuộc Nam-Kinh ngày nay , nằm bên cạnh trung tâm P’eng t’eng…

Sau đây là 13 triều đại của Đông Hán , hay gọi là Hậu Hán… Những vị này ít nhiều đã có công đóng góp , hỗ trợ cho việc phát triển Phật Giáo ở Trung-Hoa trong 2 thế kỷ sau T.L….

Các giai đoạn phôi thai của 3 trung tâm Phật Giáo Á Châu- Thái bình dương , điển hình nhất qua các trung tâm Bành Thành và Lạc-Dương…







GuangWudi

MINH-DI(Hán Minh Đế)

Zhang di

He-di

Shang-di

An-di

Shun-di

Chong-di

Zhi-di

Huan-di

Ling-di

Shao-di

Xiang-di




từ năm 25 sau

từ năm 58 “

từ năm 76 “

từ năm 89 “

từ năm 106 “

từ năm 107 “

từ năm 126 “

từ năm 145 “

từ năm 146 “

từ năm 147 “

từ năm 168 “

từ năm 189 “

từ năm 190 “


Đến năm 57

Đến năm 75

Đến năm 88

Đến năm 105

Đến ……….

Đến năm 125

Đến năm 144

Đến……….

Đến……….

Đến năm 167

Đến năm 189

Đến………..

Đến năm 220







(2)Sự Phát triển của PHẬT GIÁO trên địa bàn GIAO-CHỈ

Theo những nghiên cứu của các học gỉa Phương Tây, thời con đường Phát Triển Phật Giáo Giao Chỉ song hành với con đường phát triển mậu dịch.
Bởi lẽ, trên những chiếc thương thuyền cập bến Giao Chỉ, luôn luôn có sự hiện diện của các vị Tu sỹ Phật Giáo đến từ Ấn Độ, sự nối kết này do việc thông thương bằng đường thủy mà điểm đến là các hải cãng, trong đó cãng Giao Chỉ được xem như sầm uất nhất vào lúc ấy ...
Sự giao tiếp được nhen nhúm từ thời tiền Hán, thế kỷ thứ 2 trước công nguyên, qua những đối thoại còn ghi dấu trong một kỷ yếu bằng tiếng Pali(Nam Phạn)như trong văn phẩm "Milindapanha"( this early use of a sea route is also attested in ancient Indian source.In the Pali text,Milindapanha, which is a dialogue beween king Menandros,125-95 B.C, and the Monk Nagasena, the Latter, Nagasena, actually mentions something to the effect that Indian cargo ships went as far as to China)tuy nhiên sự giao lưu này phải dừng lại một ít sau đó, dưới thời thống trị của vua Ho ở Trung Hoa(89-105 trước công nguyên)cho đến thời Vương Mãng thì hoàn toàn cắt đứt, mãi đến thời hậu hán con đường này lại tiếp tụp mạnh mẻ hơn, thường thì người La Mã, Ấn độ, Trung Á, đến cập bến trên 2 cãng lớn là Giao-Chỉ và Jih-Nam (một nơi gần Huế ngày nay),trong gạch nối này ta ghi nhận trong 2 lần, 159 và 161 sau Công Nguyên triều đình nhà Hậu Hán đã nhận được những phẩm vật đến từ Ấn Độ.
Sự quan trọng của cãng Giao-Chỉ được xem là bật nhất, nó là một điểm chuyển tiếp để lên Bắc Phưong nhất là trong Giai Đoạn của toàn quyền Sĩ-Nhiếp(177-226)đã ghi nhận trong Hán thư thời bấy giờ có Rất nhiều chủng tộc lạ đến buôn bán tràn ngập trên các đường phố Giao-Chỉ(the streets of Tongkin were filled with barbarians, presumably barbarians merchant)-nói như vậy, duy nhất, Giao Chỉ ngày xưa là điểm tiếp xúc, hội nhập với cộng đồng kinh tế như La-Mã, Ấn Độ v.v, sớm nhất trong vùng á châu thời bấy giờ.
Sự phồn vinh đó chẵng khác nào như một điểm tập hợp kinh tế của các thị trường quốc tế, chính về rộng mở của cái tâm, sau trung tâm mậu dịch Giao-Chỉ, lại bành trướng thêm lên qua một miền đất mới, từ một nơi tù ngục là Ho-Pu thuộc Hải-Nam,nay trở thành môt cãng thứ yếu, nơi đây dịch vụ chính là buôn bán Ngọc -Trai, lúa gạo, Ngủ cốc v.v.
Từ thời xưa những chủng tộc sống ở cực nam sông Dương Tử đều không phải Hán tộc, cho đến khi đồng hóa, để trở thành một cộng đồng trung Hoa như ngày nay.
Theo những nghiên cứu cho rằng trước công nguyên nơi đây đã từng là nơi sinh sống của trên 800 bộ tộc khác nhau, nhưng đến sau công nguyên thời chỉ tồn tại một số ít, khoãng 130 bộ tộc...Trong đó có cã Bách Việt...
Cũng nên nhấn mạnh thêm địa danh GIAO-CHỈ đã tồn tại từ hơn 2000 năm trước công nguyên, theo như lời dẩn của học gỉa Wiens trong "Hán Chinese expansion in south China/ édition Shoe Thing 1967, Yale University"
"The earliest mythical reference to the territory of Kuang-tung(Quảng-Đông) and Kuang-hsi pertains to Emperor Yao's (2356-2255 trước công nguyên) command to the younger Brother of Fu-Hsi to migrate and Settle in NAM-CHIAO or Southern Chiao.
Fu-Shi chính là người vẽ nên 8 quẻ gồm : đất,nước, lửa, gió, đất, trời tạo nền tảng cho ngành địa lý, cùng tượng hình đầu tiên cho chữ viết Trung-Hoa.
"Whether this NAM-CHIAO is the same as the later CHIAO-CHIH (Giao-Chỉ)"

Và trong số những bộ tộc đó, bộ tộc Wu, với những tập tục nhộm răng đen và xâm lên trán, cho đến sau cùng những tập quán đó lại thể hiện qua những bộ tộc của người Tày (LoLo)ở bắc phần Việt Nam...


La toàn Vinh



Người PHÙ-NAM

Cũng như Vương Quốc Chăm ( Champa), Người Miên ngày nay, vẫn có một nguồn gốc sâu xa, trong chiều hướng, ảnh hưởng bởi nền Văn Minh cổ Ấn-Độ.
Theo nghiên cứu cho thấy; có thể người Phù-Nam, cùng một chủng tộc với Malaysia-Nam-Dương...Bởi theo những so sánh tương quan có được, trong sử liệu Thời Tấn Trung Hoa mô tả, " người Phù-Nam(Fou-Nan) có đầu tóc xoắn, da ngâm đen, cận ảnh như người Java v.v."
Vương quốc Phù-Nam, được biết đến, từ những năm đầu thế kỷ sau công nguyên, họ tập trung sinh sống, trên địa bàn của hạ lưu sông Cửu-Long, tập thể Fou-Nan, được xem như một thành phần Ngoại Ấn-Độ-Ấn Độ Hóa.
Tuy nhiên, đi ngược dòng lịch sử cổ, ta nhận thấy có nhiều điểm nổi bật, từ việc vua ADỤC(Asoka), sau lần hội nghị Phật Giáo tại Pâtaliputra; vào năm 242 trước Công Nguyên. Ngài Asoka, đã truyền cho rất nhiều Tu Sĩ, Trí thức đi xuôi về các địa phương ,các miền, Để truyền giảng đạo Pháp,trong số những thành tựu đó, ngày nay, ta được biết nhiều đến Tích-Lan, Miến-Điện, Hy-Lạp, và hơn thế nữa ở vùng cận Đông Nam Á.
Song song với sự phát triển của trung tâm Giao-Chỉ (Chủ Yếu là Thị Trường Ngọc Trai), Đất Phù-Nam xưa, cũng là một thương cãng sầm uất ở phía Nam, có dịch vụ thương mại nhiều với Tây-Phương, dựa trên các di chỉ tìm được ở Óc-Eo-Châu-Đốc... Như tiền cổ Tây -Phương, đá quý, Ngũ Vị hương, đồ gốm, tượng Phật,tượng thần Shiva , Gạch Đất xây nhà vv.
Từ việc phát triển thương mại qua đường Biển, văn hóa, tôn giáo cũng song hành và phát triển một cách gián tiếp.


Như trong bài viết của học gỉa André Migot đã chứng tỏ:"...Ces échanges commerciaux furent facilités par les progress techniques de la navigation, utilisant les moussons dont l'alternance facilitait grandement les voyages des voilers, cartain capables de transporter 600 à 700 Passagers"


Trên địa bàn Óc-Eo (Châu-Đốc), xưa kia là một thị tứ thông thương rộng mở, tọa lạc trên một chu vi dài 3km và rộng 1.km1/2, đây là một trung tâm hành chánh, kinh tế cùng văn hóa thuần Ấn-Độ.
Lẽ tất nhiên, Đạo Bà La Môn cùng Ấn độ Giáo, đã tạo nên bao ảnh hưởng sâu rộng hơn, trong tinh thần của người bản xứ Phù-Nam; tuy thế, Đạo Phật đã cùng hiện diện tại nơi đây.
Có 4 yếu tố phát triển chính trong đời sống người Phù-Nam, giúp họ duy trì một nền văn hóa NGOẠI ẤN-ĐỘ:
1-Bà la Môn cùng những giáo sĩ.
2-Những Trí Thức cùng quân đội
3-Mạng lưới Thương Mại thông thương tiếp cận Ấn -Độ
4-Công nhân lao động đến từ những miền Trung Á, Ấn, Nam-Dương v.v
Dựa theo những kỷ yếu, thời Tấn, Đường, khiến ta nhận biết rõ ràng hơn về sinh hoạt nơi đây, nhất là trong giai đoạn ở giửa thế kỷ thứ 3, Tên gọi PHÙ-NAM được đọc bằng âm Quan-Thoại, từ trong Phát Âm cổ ngữ "bnam" của Khmer, sau này đọc là "phnom" nhưng "bnam" hay "phnom" cùng một nghĩa là Trái Núi.
Người Fou-nan phát triển mạnh về công nghệ đường thủy, nhất là trong các giai đoạn của vua Kaundinya-Jayavarman, nhưng sau đó,các triều đại kế tục như Chân-Lạp lại bị tai họa lớn, làm thất thoát nhân lực, vật lực , tất cã đều do cường triều dâng cao tàn phá...

CON ĐƯỜNG TIỂU THỪA

Sự hiện diện của Phật Giáo tại Phù-Nam, từ khởi thủy, đến Thời kỳ của Vương quốc Chân-Lạp và lớn mạnh hơn ở Giai Đoạn đặt thù Khmer,vì trong giai đoạn này, người Khmer đã tách hẳn các ảnh hưởng đến từ Ấn Độ và tạo cho mình một sắc thái riêng biệt, sự kiện này thật bình thường cũng như Champa vv. Thế nhưng, có rất nhiều luận bàn về hai con đường, Tiểu Thừa và Đại Thừa, cổ xe nào đã đến trước ???
Căn cứ vào tư liệu cung cấp, ghi lại trong kỷ yếu Nhà Tấn,nhà Đường, cùng chuyến đi của ngài Yi-Tsing, thêm vào một số thông tin khác được các học gỉa Phương Tây chép lại từ bia Chàm... Khởi đầu, bởi những lần đi sứ của Vương quốc Phù-Nam, được đại diện bởi các vị tăng, như việc nhà sư Ấn Độ Nagasena được phái đi Trung Hoa vào năm 484,ngài nói"La coutume du pays(Fou-Nan), est rendre un culte de MAHESVARA", trong lần này , vương quốc Phù-Nam tặng 2 bảo tháp bằng Ngà, năm 503, dâng lên triều đình Trung Hoa một tượng Phật... Điều này, khiến cho học giả Kalyan Kumar Sarkar, của chương trình nghiên cứu Trung Hoa-Ấn Độ cho rằng, Người Phù-Nam Theo Đại Thừa (Mahayana),vì ngài cho rằng vị thần Mahésvara mang tinh thần của Bồ Tát Quán Thế Âm( Bodhisattva Avalokitesvara)(1).Tuy nhiên, theo ông G Coedès cho rằng, Người Phù-nam theo Tiểu-Thừa nhưng sử dụng văn tự Bắc Phạn (Sanskrit), dù vậy, tiếng Phạn này, lại giống của dân tộc HOU ở miền Trung-Á...Điều này, thích hợp với lý giãi về pho tượng Phật đứng bằng gổ cây mù-u,vào thế kỷ thứ 2-3 sau Tây Lịch đã được tìm thấy trên địa bàn Óc-Eo(Châu Đốc) .
Tuy thế, cũng vẫn chưa rõ ràng lắm, khi 2 vị sư tên Sanghavarman và Mandrasena đã đến Triều đình nhà Trung Hoa, năm 506 đến 522 , cả hai đều làm việc, phiên dịch kinh Phật tại đây, những di chỉ này đều biểu hiện tinh thần Đại thừa...(2)
Cũng nên nói thêm, Thời đại Phù-Nam , Cã 3 Tôn giáo đồng hiện diện bao Gồm: Bà-La-Môn, Ấn độ Giáo Và Đạo Phật, Trung Tâm Phật Giáo Phù-Nam tọa Lạc tại Vat Lomlok-Pnom Da, Trung tâm thứ hai tại Trà-Vinh, Tên Khmer là preastrapeang" (Hồ Thánh).... ở giai đoạn đầu tiên của Nghệ Thuật Phù-nam man mác một cái gì đó gần như hình Thức AMARAVATI, Ấn Độ, điều này cũng tìm thấy trong Nghệ Thuật Chàm kiểu thức Đông-Dương trên khu Tháp Mỹ-Sơn ,Quãng Nam.
"Cái thân tứ đại vốn Không", ý niệm này vẫn bàng bạc trong con người Phật giáo, nơi đây hồ như cõi tạm, cho đến cuối cùng cuộc sống nhân sinh, tinh thần tứ đại pháp lại được biểu hiện qua hình thức an táng của người Phù-Nam...
Có 4 cách an táng theo sau:


1-Thổ Táng, Đào một hố sâu, chôn người chết xuống dưới, để xác thân kia hòa nhập vào một thể.

2-Thủy Táng, Thả xác người chết trên sông, hay trên bè gổ, để giòng thủy kia sẽ đưa xác thân kia về cái vô cùng của biển cả...

3-Hỏa Táng, Đem xác chết trên giàn hỏa thêu, đến khi chỉ còn những hạt bụi mơ hồ...

4- Khí Táng,Chân không Táng. Nghi Thức này còn tồn tại ở một vài nơi trên đất nước Tây-Tạng, cách an táng này được thực hiện bằng cách, để xác chết trên xa mạc hoặc nơi đồng không mông quạnh , mặc cho Diều hâu, kên kên, muôn thú đến ăn... Cách này, bộc lộ được tính hòa nhập vào bản thể bao la của Chân Không (Vacuité Universelle), ta cũng nên biết thêm Lục Tổ Huệ-Năng đã thiền định trong một hang động, đến khi viên tịch, xác của ngài vẫn còn nguyên vẹn, Đây coi như một hình thức Khí Táng.







La Toàn Vinh
Montréal 2007

(1) Có một khám phá mới cho rằng, cã hai phái Đại Thừa Và Tiểu Thừa, cùng hiện diện trên địa bàn Phù-Nam, tuy nhiên Pho tượng Quán Thế Âm tìm được ở Rạch-Giá, đã không bộc lộ được cùng thời gian tính, cổ kính như tượng đã tìm được ở Óc-Eo(Châu-Đốc)

(2) Theo G.Coedès Cho rằng, hai vị sư kia đã Theo Đại Thừa trong thời gian trú trì tại Trung-Hoa.


Index:
- Les Khmers/André Migot/Edit. Le livre Contemporain-Paris 1960
-Les-Religions-Brahmaniqies-dans-ancien Cambodge/KamaleswarBhattacharya/Viễn Đông Bác Cổ/Paris 61
- Les Khmers by G. COEDÈS, Viễn Đông Bác Cổ.

Theo Bước Chân Bồ Tát (1)







Theo chúng tôi được biết, Yi-Tsing (635-713) thời nhà Đường có đi sang Ấn-Độ thỉnh kinh. Hành trình có khác với Huyền-Trang, vì Ngài đi bằng đường biển, trong khi Tam-Tạng(Huyền Trang) đi bằng đường bộ.
Cuộc hành trình của Yi-Tsing cũng rất vất vã, nhưng thu hoạch được nhiều tài liệu gía trị, vì trong hồi ký của Ngài, đã cho biết được tất cả bối cảnh, sinh hoạt cùng sự phát triển Đạo Phật tại Ấn thời bấy giờ,cùng bao sinh hoạt hoằng pháp bên ngoài Ấn Độ như: Nam-Dương,Sumatra... Sinh năm 635 tại Tchili, vào tu viện Phật Giáo năm 7 tuổi, đến năm 12, sư phụ viên tịch, nhưng vẫn lưu lại tu học cho đến 25 năm sau, Yi-Tsing xuất hành sang Ấn-Độ.
Vào một ngày mùa Thu năm 671, trên bến Dương-Châu (Yang-Tcheou), Trung-Hoa,đón thuyền của những vị lái buôn người Ba-Tư để tìm về xứ Phật. Sau 20 ngày lênh đênh trên sóng biển,thuyền có ghé Côn-Sơn(Pulau Condor), cập bến Sumatra thuộc Hải Phận Nam-Dương, lưu lại nơi đây 8 tháng( gồm 6 tháng ở Palengbang cùng 2 tháng ở Malacca, nay thuộc Malaysia).
Trong quá trình tầm đạo,Yi-Tsing đã đi lại trên đất Phật 10 năm,cùng 10 năm ở Nam-Dương(Ngoại Ấn Độ). Ngài đã đến Nalanda tu học như Huyền-Trang, hầu như các nơi có thánh tích Phật gíao đều có bóng dáng Yi-Tsing.
Trong hồi ký viết: Yi-Tsing đã cầu nguyện dưới cội Bồ Đề,đến vườn Lộc-Uyển, viếng nơi đức Phật Nhập Niết Bàn, nơi nào cũng ghi chép tường tận...
Trên đường trở lại Trung Hoa, Ngài Yi-Tsing đã thỉnh 10.000 cuộn kinh theo như tâm nguyện, đến Crivijaya thuộc Nam dương an trú trên miền đất Thánh, Ngài đã ra công dịch thuật, tuy nhiên, sức của một người nên không đủ thời gian hoàn tất, thời gian ở Crivijaya đã qua 4 năm.
Đón thuyền về Quãng-Đông, để tìm thêm dữ kiện cho công trình dịch thuật, sau đó Yi-Tsing quay trở lại Nam-Dương thêm 5 năm nữa để hoàn tất công trình...
Cũng nên biết thêm, Lạc Dương thời nhà Đường cũng làm một vị trí đáng kể, sau Trường-An, Lạc Dương nơi đây, trước kia Hán Minh Đế đã dựng lên ngôi Bạch-Mã-Tự, một chứng tích của Phật Giáo Trung Hoa. Vì thế, sau khi lên ngôi, Đường Thái Tông đã chỉnh đốn lại nơi này rất nhiều, để đáp ứng với mực độ dân số đáng kể, trên 2 triệu người...
Sau đến, các vị vua kế tục, bao công trình Phật Giáo cũng được chỉnh trang,nhà Đường, dưới thời hoàng đế Võ Tắc Thiên(Wow Tso Tien) đã làm nhiều công trình lập Chùa, dựng tượng, điển hình nhất là động Long-Miên,trước đó, có thời Võ Tắc Thiên đi tu tại chùa Kanyessen. Theo tục lệ nhà Đường, khi vua băng hà các cung tần mỹ nữ, phi thiếp, đều phải xuất gia quy y, vì lệ chôn sống theo vua không còn...Tuy nhiên, điều này vẫn tồn tại ở Chiêm Thành(Champa)dưới thời Chế-Mân(Jaya Sinhavarman 11).
Sau về lại Trung Hoa, Yi-Tsing cũng đã hợp tác với nhiều dịch gỉa, nhưng kết quả lại không thêm, tuy triều đình nhà Đường có rất nhiều người am Tường về Phạn Ngữ, như ta ghi nhận,thời Đường Minh Hoàng(713-756) có hơn 40 tiến sĩ làm việc,riêng tại Trường-An có hơn 5.000 người từ Ấn-Độ, Tây-Tạng, Trung Á đến tu học, thật mai một cho công trình của Yi-Tsing!!!
Cho đến cuối đời,vua Ấn-Độ có cử sứ gỉa đến tưởng thưởng công trình hoằng Pháp, nhưng không lâu Yi-Tsing mất: Ngài mất năm 713 thọ 79 tuổi
Trong hồi ký của Ngài, người ta nhận thấy nhiều dấu tích Phật Gíao tại Ấn, Nam-Dương, Chân-Lạp v.v
Về sau, có một tiến sĩ ở Nam Dương đã truy tìm trong hồi ký này để đánh gía về công trình phát triển Phật Gíao Đại Thừa ở Nam-Dương...

La Toan Vinh
2007

Montreal 1995 bổ túc thêm vào 2007