Friday, March 11, 2011

HÀNH TRẠNG MẬT TÔNG

Khi nói về Mật Tông, đó là một vấn đề lớn được rất nhiều học gỉa Tây-Phương lưu ý. Cũng đã có nhiều công trình ,luận án nói về Mật Tông Tây Tạng từ cả thế kỷ nay. Những gía trị to lớn ấy đã được lưu truyền,phát triển từ 1400 năm qua,hiện hành trên dãy Hy Mã Lạp sơn quanh năm tuyết gía,lại là miền của Tông Phái Mật giáo đang vận hành một cách huyền nhiệm. Ðây cũng là một điều khó dẫn giải,vì những lý do bí ẩn nội taị của con ngườI thiên nhiên,cùng chiều sâu huyền nhiệm của tâm linh cấu thành bao dấu vết truyền thông cảm thức của nhân sinh,hòa vào trong vũ trụ mênh mông vô tận…
Trong phạm vi hạn hẹp của bài này,tôi xin mạo muội trình bày vấn đề Mật Tông như làm một tiền đề giớI thiệu về sự có mặt của giòng Mật Giáo Tây Tạng nhìn qua góc cạnh của Nghệ Thuật tạo hình,những tương quan về tính trầm tư mặt tưởng giữa Tây Tạng,Trung Hoa ,Nhật bản…
Phật Gíao Tây tạng , được xem như một tinh hoa của nhân loại.ngoài ra, đối với người Tây-tạng,Nepal, đạo Phật đã có một ảnh hưởng lớn lao trong đời sống thường ngày,một truyền thống hóa thân của Bồ tát quán thế âm đã vì lòng từ bi mà hóa độ chúng sanh,sự hóa thân của ngày được thể hiện qua những gía trị hành thực ứng thân của các vị Lat-Ma.
Mật-Tông,tiền đề nay bao hàm những ý niệm về một chân nguyên ẩn kính(vérité cachée). Ý ở đây muốn nói về một sự điều nghiên,truyền thụ một giáo pháp bí mật,thâm sâu,bao la như vầng hào quang của Ðại nhật Như lai,những kết tinh đó tùy ngộ vào điều kiện tâm linh mà ứng hiện.Tây Tạng là một quốc gia với số dân ít oi,nhưng đã duy trì một di sản văn hóa đáng kể.Sự vận hành ,phát triển đạo Phật ở đây đi chung tinh thần của những dòng Ðại Nhật(MahaVairocana),Kim cang(Vajraselskara)cùng (Kalacakraindriya)…
Như một tương giao vớI tinh thần phật giáo Trung Hoa, Nhật Bản…,những tàng kinh này bộc lộ lên bao ý niệm về Vũ trụ ,nhân sinh một cách sâu rộng,có khi đi trên cả ý thức; những tàng kinh qúy gía này đã được truyền tụng cho đến hôm nay ,mãi mãi như những vàng son rực rỡ…
Cũng theo tinh thần trên những yếu tố cấu thành vũ trụ không ngoài ý niệm về lục căn ( 6 éléments); theo ÐạI Nhật(Mahavairocana; ý niệm về Lục Căn xem như nền tảng của tất cả muôn loài; 6 yếu tố đó bao gồm Dất,Nước ,Lửa,Gío,Không khí và Tàng thức(connaisance).
Tinh thần này đã được biểu hiện qua phương tiện kiến trúc tạo hình, điển hình như những bảo Tháp(stupa) tiếng Tây tạng gọI là Mchod-rten,nơi bảo tàng xá lợi Phật cùng tinh hoa của ngài(Dharmakaya)…



Năm hình thể biểu hiện của 5 yếu tố bao gồm: Ðất,Nước ,Lửa,Gío,không khí tương ứng với 5 vị trí của 5 vị cổ Phật(Jinas) biểu tương của 5 trí và tất cả những điều kiện đó tự nhiên cấu thành một tạng thức,tức là yếu tố thứ 6.yếu tố thứ 6 này đặt bên ngoài hay trên tất cả được biểu hiện bởi không màu(màu trắng mà không phải màu trắng); ở đây có thể tượng hình như tinh hoa của trí huệ viên mãn…
Những yếu tố về lục căn được xem như một Pháp-Thể-Tính hay thế gian pháp(corps Cosmique)theo tinh thần Ðại Nhật

Ðại nhật ở đây là một cõi trong quán tưởng như một cảnh giới không sinh,không diệt,không khởi,không tận , đó là một vầng hào quang vô lượng không chỉ soi từ phía bên ngoài,một vầng sáng chói của sự giác ngộ,làm thức tỉnh,soi sáng,phát tiết từ bên trong tâm tốI của con ngườI đã bị vô minh che phủ,chứ không phải ánh sáng mặt trời,vật lý mà mắt ta trông thấy hàng ngày…

Vũ trụ đại nhật cũng là khoảng không bao la nơi chư Phật ngự trị,những tu sĩ Tây-tạng đã quán tưởng trên 5 vị Phật thủ thắng(Jinas)như giải thoát bao ám ảnh những trói buộc của phiền não…

5 vị cổ Phật này biểu hiện cho năm trí(sagesse),ngự trị trên năm cõi gồm: Ðông ,Tây,Nam ,Bắc cùng Trung Tâm, để thấu đáo rõ ràng hơn,tôi xin liệt kê một bảng vị trí,thế ngồI, ấn chỉ,màu sắc của chư vị cổ Phật theo Mật Tông Tây tạng đã định thành.


Như vậy khi một họa sỹ Phật giáo Tây Tạng vẽ một vị Phật,thì các vị ấy sẽ theo 7 sắp xếp trên đây mà đat đe các màu sắc, ấn chỉ(mudra) cùng những yếu tố khác phải thực hiện một cách triệt đe:ví du,phái Mật Tông Tây tạng hay thờ vị Phật Y Dược(Bhaisajyaguru),ta nhận thấy hình của ngài đuợc vẽ với màu Xanh Ðậm,an vị tại Phương Ðông(xin xem bảng xắp xếp)nơi tương ứng với cổ Phật Aksobhya…

Phương Ðông là một miền mênh mông biển cả,nơi sự đau khổ ,trầm luân dâng đ?y như sóng nổi,Phật Y Dược hiện thân đe cứu đo chúng sanh thoát khỏi khổ ải vv… Màu xanh Ðậm trên thân xác của ngài Phật Y Dược làm một hình tượng giải trừ(destruction)bao đau khổ,phiền nảo,những ám ảnh bởi thân xác phù du…Ngay cả ở Nhật Bản cũng hay thờ vị Phật này trên những ngôi chùa theo Mật tông như Shingon cùng Tendai…như vậy yếu tố quán tưởng trên cùng các vị Phật đã trở thành bao trợ lực quan trọng trong tinh thần thiền đinh tu tập của các tu sĩ Phật giáo tây tạng.Theo tinh thần Phật Giáo cơ bản,những ai đã trí tâm quán tưởng đ?n các vị này sẽ không còn ám ảnh bởI những dục vọng,bởI thân xác ,sống vớI một tâm tư tràn đay lòng từ bi rộng lượng…

UÔNG,TRÒN,TAM GIÁC :3 hình thể tiên khởi biểu hiện của vũ trụ,Hình tròn vẽ lên ý niệm vĩnh cửu của vũ trụ,nền tản hữu tất cả muôn loài, đồng thờI cũng là cõi Chân Không.
Theo những dẫn giảI của Phái Shingon,một tông phái mật tông Nhật-Bản,hình tam giác là hiện thân của thực tướng con ngườI;hình tướng này được nhận ra dướI 3 hình thái,bao gồm Thân, Ý,LờI(Phusical,Oral,Mental )”rùpakàya.
Hình vuông làm bộc lộ lên hình ảnh của thế giớI hiện hữu gồm: Ðất,Nước,Lửa,Gío,hay còn gọI là Tứ đại(Mahabhùta).
Ðây là một ý niệm được các Thiền sư nhìn như một Công án(Koan),cùng ý trên ,ngài Sengai,môt họa sỹ thiền sư Nhật Bản ở Thế Kỷ 17, đã vẽ nên hình tượng này những hình kỹ hà…(Géométrique) như :Vuông,ròn,Tam giác cũng được ứng dụng trong phương cách bố trí trên các phù đồ(Mandala) của phái Mật Tông ở Tây-tạng,những nhà sư này đã lập những Mandala để quán chiếu tinh thần thiền định,theo phái Tantra thờI Mandala làm hình ảnh của Vũ Trụ được thu lạI qua phương tiện của Nghệ Thuật tạo hình;Mandala cũng cùng ý niệm về Thân(rùpakàya),thân ở đây là cõi,cõi là một thực thể trống không(sùnya).Một thực thể Không Sinh,Không Diệt,Không Khởi,Không Tân…
Nhũng Phù đồ này sau được vẽ thành tranh ảnh gọi là (Thangka)


(Méditation has to be done by focusing your attention on the pure radiant ligh in contemlaiting the deities of the vast Mandalas,in which they(and you) reside,you have to feel the pride of being divine like them in this way both the coarser and subtler forms of the unifying process have to be practiced…(Tsong-kha-pa)

Phật giáo Tây Tạng KhởI lên từ những năm của thế kỷ thứ 7,cùng thờI nhà Ðường bên Trung-Hoa, được truyền bá bởI vua Song-Tsen Gam-Po,vị vua này đươc xem như hóa thân của Bồ tát Quán Thế Âm,Bằng con đường trực tiếp truyền thụ từ xứ Ấn Ðộ,Phật Giáo Tây tạng phát triển sau nhưng năm của thế kỷ thứ 7.
Hành Trạng của Giáo Phái Mật Tông Tây tạng Gồm: Ấn(Mudra) Chú(Mantra),và Quán Thị(Contemplation):

Nhìn một cách chung nhất,những Madala được thực hiện vớI 4 hình ảnh khác nhau.


1-Ðaị Mandala(Mahamandala)


Theo giải thích của Mật Giáo nhật bản, Ðại Phù Ðồ(Mahamandala) rất khó thực hiện vì trong một cảnh giới taọ tác,phải hội đủ 1061 vị Ðại Phật,Bồ Tát cùng cái ngài Ca-Diếp Trên Mandala này thường vẽ những vị cổ Phật(Jinas) hay gọi là Phật quán Tưởng,những vị Ðại bồ tát.


4- Mandala Karma: Trình bày bằng phương tiện tạo hình nổI Ba Chiều,như Ðiêu khắc,hay gọI là Mandala nổI,như trên Phù đồ Boroburur ở Nam Dương,Viện Bảo tàng Guimet cũng có lưu giữ trưng bày loạI Mandala Ðiêu khắc này.



 MẬT TÔNG TÂY TẠNG,Phái Mũ đỏ(secte rouge) như phái Tantra,hình thái rất khác vớI Phật giáo Ðại Thừa Ấn Ðộ của thế kỷ thứ 1,khác biệt vớI Mật tông Trung Hoa thờI Hán ,Nhật Bản,Hơn thế nữa đây có lẽ là một miền duy nhất còn lưu truyền tinh thần Tấn Phong như tấn phong các vị Lat Ma,Phát âm Tây Tạng là”Blama”,tức là đấng tốI cao(Superior One) .truyền thống nài có từ thế kỷ thứ 8,do một đại sư Tantra ở Ấn độ tên Padmasambhava(Liên Hoa Tử)dựng lên.
 Phái Ðại thừa Tantra này là một kết hợp giửa Ðại nhật (Mahavairocana) và Kim Cang Thừa(Vajra selkhana) Theo Vajraselkhana”L’homme est si pur!il est normal que sa nature soit modifiée par le desir,se garder du desir restaurena en lui la pureté,et se garder du désir veut dire le conquérir par une autre forme du désir”


Theo hình chụp,Phái Mũ Vàng(secte Jaune),những nhà sư của tu viện Ganden Jangtse đang thực hiện một Mandala bằng cát(goyesshamadja) theo truyền thống Mandala này được thực hiện trong 21 ngày,Những cát màu trên phù đồ sẽ đổ xuống suối,suối chảy ra sông,sông đổ ra biển….Biển đổ về cõi Vô cùng Tận
Tu viện Ganden Jangtse được thành lập năm 1409 bởi ngài Je Tsong khapa Lodsang Drakpa thuộc phái Mũ vàng,Phái cải cách,trở lại với tinh thần nguyên thủy Phật giáo…
Ðã từ lâu nhiều người đã không cơ hội tìm hiểu về Phật giáo mật tông Tây tạng,vì tính chất Huyền Bí của nó,những môi giới truyền thông quá khác biệt,hầu như chỉ lưu truyền kín trong những tông phái riêng rẽ,chính vì thế mà đã gần như thiếu vắng ở Trung hoa,Sự suy thoái này làm một thiệt thòi lớn, đồng thời một vài tông Phái đã ứng dụng chưa quán triệt toàn bộ đã biến thành một phát triển lập dị tạo nên những điều di đoan,mơ hồ,cuối cùng sẽ không đi đến một toả thuận khả quan…
Tóm lại ,dòng lưu truyền của Mật Giáo hà một hình trạng đặt thù nhân bản,như đã tuần tự khởi điểm dòng tuần lưu đó đã đi từ những nguyên tố Lục căn làm nền tảng tinh thần,song song 5 vị Như lai biểu hiện của Trí Huệ Quán triệt thủ thắng của Trí Bát Nhã cùng vớI 4 Mandala làm đối tượng quán chiếu, ý niệm này gần như Thiền công án của Nhật Bản,cuốI cùng là 3 điều mật kín…
Ba điều mật kín này thật ra chỉ một,vì chẳng qua là Thân , ý ,Lời, ý niệm tam thân này được xem như môt phương tiện để quán niệm tinh thần với một niềm tin chân thành(Vraie foi) làm một thể kết hợp hàm chứa những mật tín,những mật kín này dẫn độ như một nhân duyên (Cause initiale),môt nền tảng,một tiền đề(Fondement) cùng là một phương tiện giảI thoát như một cứu cánh(Moyen ultime)
“La cause,le Fondement et le Moyen” đó là những đơn giản hóa trong 3 câu kinh Ðại nhật.
Nói thêm một cách rộng lớn hơn ,khi ta bắt gặp một cơ duyên,tinh thần giác ngộ làm căn nguyên của Tâm.”L’esprit de l’illumination est la cause”căn nguyên này biểu hiện như ta gieo một hạt với tâm từ bi,hỹ xả,lòng từ bi ở đây phát tâm sở nguyện”la grande compassion est le fondement” để cuối cùng đạo pháp là phương tiện giải thoát”la voie est le Moyen ultime”

No comments: