Friday, March 11, 2011

Đại Thừa Phật Gíao trong Nghệ Thuật CHĂM
ở Giai đoạn KHMER hóa.

Nói đến Angkor người ta bỗng nghỉ đến một đế chế Khmer , cường thịnh nhất vào đầu thế kỷ 12, tác nhân của nó ngoài việc tạo dựng nên những đền đài như Angkor Vat...Lại là một chính quyền hùng mạnh về quân sự, đã từng mở mang bờ cõi sang Đông (Champa-Chăm) và phương Tây như ( Siam-Thailand)...
Theo ghi nhận được, thành tựu quân sự lẩn văn hóa, khởi lên từ giai đoạn trị vì của vua SURYAVARMAN II (1113-1150-hoặc hơn...),trong giai đoạn quân sự hiểm hách này, Suryavarman-2, đã dấy binh đánh vào đất CHĂM năm 1123 , sau đó 5 năm, năm Mậu-Thân (1128), ngài động binh cùng 20.000 lính tinh nhuệ đánh vào cửa Bà-Đầu , sau khi bị chống trả kịch liệt bởi quân Đại-Việt do vị quan trấn ải tên là Lý Công Bình chỉ huy, đã bắt sống 169 tù binh Khmer( sau đó nhà vua có đến những ngôi chùa đạo Phật Cùng đạo lão để cúng đường)....nhưng vào tháng Tám cùng năm, Suryavarman 2 lại điều 700 chiếc thuyền đánh vào cửa khẩu Đổ-Gia, thuộc Huơng Sơn, Nghệ-Tỉnh, tướng Đại-Việt là Nguyễn Hà Viêm và Dương Ổ chống trả lại để đi đến chiến thắng,theo ngài Finot viết rằng hơn nửa số thuyền đó còn chưa đỗ bộ lên đất liền được... Những mưu đồ lớn, vẫn không có kết quả, đến năm 1137, họ lại sang quấy nhiễu Đại Việt bằng đường bộ nhưng bao thất bại đã làm ngài chùn bước và quay sang thôn tín xứ CHÀM, trong những năm 1145 đến 1149, đã chế ngự được nước CHÀM, qua chương trình bình định tại kinh đô Vijaya. (thuộc tỉnh Bình-Định ngày nay), con đường đồng hóa đã trở thành hiện thực, vì sự hiện diện của dân Chàm trong quân đội KHMER để chống lại Đại-Việt lẩn Champa, sự kiện một thái tử Chàm đăng cơ trên cố đô Vijaya đã làm một chứng minh trong chương trình Khmer hóa do cơ chế Suryavarman 2 dựng nên,vì vua Harideva cũng là thông gia với Suryavarman 2...sự việc này đã được ghi lại trên bia Chàm số XXI, ở Mỹ-Sơn qua sự phiên dịch bởi học gỉa Louis Finot nguyên giám đốc trường viễn đông bác cổ tại Hà nội.
Cũng chính vì thế, nghệ thuật Chàm thời bấy giờ, ít nhiều có ảnh hưởng đến nghệ thuật Angkor,Bayon...
Có thể nói một cách chính xác hơn, triều đại Suryavarman 2 đã tạo cho Văn Hóa Khmer một vị trí đáng trân vào thời bấy giờ, trong tay quân đội thiện nghệ, người Khmer thống nhất dưới sự lãnh đạo của vị anh quân dủng lược như vậy, mãi đến 1150, họ lại dồn toàn lực vào tấn công Đại-Việt một lần nửa, lần này thì đánh vào Nghệ-An, tuy nhiên thể lực hao mòn, mầm loạn lạc dấy lên, thời suy thoái đã dành sẵn cho một đế chế đã đến...
Nếu như triều đại Suryavarman 2 ,xây dựng nên những thành quả đáng kể như tạo tác bao đền đài quy nga, tráng lệ, bên cạnh đó ngài củng cố niềm tin qua đạo Bà-La-Môn, Angkor Vat nghĩa là ngôi đền trong thủ đô(Angkor=Capital, Vat=Temple), khiến cho những công trình nghệ thuật đặc thù Khmer đó, đã làm ảnh hưởng đến Thailand, nhất là trong những vùng bi Khmer chiếm, Lẫn Champa ... rồi những triều đại kế tiếp như Jayavarman VII, đã tạo một vị trí trang trọng cho nền Phật-Giáo Đại Thừa, vì hoàng thân cha của ngài Javavarman VII là một người theo Phật Giáo đại Thừa, một chứng tích điển hình qua công trình kiến trúc Angkor Thom( Đại Thủ Đô), đồng thời, với ý đồ Angkor-hóa đến thủ đô Chàm là Vijaya, ở thời điểm 1177, đó cũng là giai đoạn mà Đế chế Jayavarman, mong mỏi giành lại những vị trí, quyền lực của mình trên đất Chàm, trên bia khắc ở Ta-Prohm, đã ghi rỏ những chiến công của ngài Jayavarman VIItrong những năm 1186 và Preah Khan năm 1191.
Tuy Nhiên không phải trong suốt quá trình đó người Chàm phải chịu đồng hóa bởi người Khmer, Ta nhận thấy có những giai đoạn độc lập và Phản kháng , như trong giai đoạn 1170, vua Chàm là Cri Jaya Indravarman, đem binh đánh Khmer...và những giai đoạn sau này được ghi nhận như sự tranh chấp giửa 2 thế lực, giửa Thủ đô Pânduranga(Phan-Rang) và Cố đô Vijaya, trong suốt quá trình Khmer hóa , người Khmer đã dựng lên những ngôi vị thân tín để tạo bàn đạp cho đế quốc mình.
Tuy nhiên, ngoài những giai đoạn kể trên đây, quân đội Champa cũng đã tấn công liên tục lên Đại-Việt, hầu như thường xuyên,trọng điểm là những vùng ven như Thanh-Hóa, Nghệ Tỉnh... nhất là trong các giai đoạn Đại Việt thay đổi ngôi vị, hoặc thời kỳ người Champa cải tổ triều chính.

La Toàn Vinh
new york 2008

No comments: