Saturday, November 10, 2007

LATOANVINH-DONG XOAI 1963 to 1965




Thuận Lợi-Làng 3, Đồng Xoài- 1963-1965...

...Được sinh ra trên một miền xa xôi thôn dã, trong ký ức nhạt nhòa, nhỏ bé của tôi, hẵn còn ghi lại biết bao hình bóng kia, cùng với những cánh rừng cao su ngút ngàn, trơ cành, buồn thảm khi mùa đông về, ngôi làng nhỏ bé đó, ngót 200 nóc gia, đã cùng chia sẽ với chúng tôi trong thời thơ ấu, cha tôi, một giám thị đồn điền cao su Michelin, một thương hiệu do người Pháp khai thác từ nhiều năm qua; Ngày đó, tôi chỉ là một thằng bé con, chẵng lo gì ngoài vui chơi trong khung cảnh thanh bình, bên cạnh những người dân làng hiền lành chất phác...
Ngôi làng đó nằm ở cực Đông Nam bộ, không xa lắm đối với nước bạn Cambodge. Nhớ hoài, những buổi sớm mùa Đông, cắp sách đến trường với vài chục học trò cùng trang lứa, chào cờ với bài suy tôn Ngô Tổng Thống, tôi vẫn còn nhớ mang máng như: "...Toàn dân Việt-Nam...Nhớ ơn Ngô Tổng Thống, Ngô tổng thống, Ngô tổng thống muôn năm..." Nơi ấy thật ấm cúng biết bao, Nhớ hoài, bao cơn mưa nặng hạt tạo nên những khoãng lầy trên nền đất Bazan(Đất Đỏ), bao lần cuối tuần, theo Ba Mẹ vào đồn điền trồng cao su của gia đình, để vui cùng thiên nhiên , cây cỏ...Tôi thích thú cùng hiếu kỳ, ngắm nhìn những thiếu phụ người dân tộc thiểu số, vừa cõng con trên lưng, vừa gheo hạt bắp cho vụ mùa, họ rất siêng năng làm việc, cho dù đó, chỉ là những công nhân cho gia đình tôi...
Thế rồi, một lần chiến tranh đã qua đây, dân làng xúm lại đào giao thông hào, làm ấp chiến lược, nhưng sau đó không lâu, có rất nhiều người lạ, trang bị vũ khí về đến, khám xét, rồi nhanh nhẹn ra đi...lá cờ ba sọc đỏ đã bị xé nát, lúc bấy giờ tôi vẫn chưa có ý niệm về chính trị lẩn chiến tranh, nhưng chiến tranh thực sự đã hiện diện nơi này, trong những ngày của năm 1965, tôi đã tròn 9 tuổi, một hôm, có tiếng súng vang vọng bốn bề, gia đình tôi ẩn tránh dưới hầm sâu, một ngày, đứng ngồi đưới địa đạo, bên trên tiếng súng tiếng phi cơ vang vọng, nhất là đêm về lại gia tăng hơn, chúng tôi sống và ăn uống dưới hầm trú ẩn đã hai hoặc ba ngày... nhưng rồi, một đêm đã đến, lúc ấy khoãng 1 giờ khuya, tất cả dân làng hè nhau đốt đuốc, sáng rực cả trời, cùng nhau đi dưới rừng cao su bạt ngàn hướng về quận lỵ Đôn-Luân; khoãng chừng mươi cây số, thỉnh thoãng ở trên đầu, có tiếng gầm thét của phi cơ thật gần chúng tôi như đang quan sát, mọi người tay vẫn cầm đưốc băng rừng đi trên con lộ nhỏ, dẫn nhau về huớng quận Đôn Luân tức là thị trấn Đồng Xoài, lối vào quận lỵ lúc ấy khoãng 4, 5 giờ sáng. Trên đường, chúng tôi cảm thấy muốn nôn mửa vì mùi hôi thối bốc lên xung quanh những tàng cao su, tuy không thấy rỏ ràng, nhưng tôi biết đó là những xác chết, trong trận chiến xãy ra trong đêm vừa qua...
Vào Quận , sau khi đã băng qua những vòng rào kẽm gai, chằng chịt như màng nhện, trời hẵn còn sớm, cộng thêm cái lạnh của miền đồi núi, hoang cảnh nơi đây thật hoang vắng, có phần mệt mỏi, sau một trận đánh khốc liệt...
Chúng tôi, những người di tản vẫn tiếp tục đi qua một chiếc cầu dài, đã chông chênh vì vừa bị đánh xập, sau đó, Ba, Mẹ và tôi, lên một cổ xe để tiện đường về hướng Quản Lợi tức tỉnh Bình-Long.


1965-1966.
Chúng tôi, đoàn người di tản, vẫn tiếp tục chen chân trên những cỗ xe cũ, trên bức tranh tối, tranh sáng như thế, tôi không còn nhớ rõ ràng điều gì cả, vừa hốt hoãng vừa thấm mệt.
Tới tỉnh lỵ Phước Long trước nhất, thân phận thật bơ vơ,lạc lõng; sau đến gia đình lần về Bình Long, nơi ấy, còn có một bà cô cho tá túc , những ngày ở nơi đó thật ngắn, chúng tôi lại một lần, lánh nạn về Bình Dương....Chỉ trong vòng không đầy một tháng, gia đình tôi lại di chuyển, chạy giặt đến ba địa điểm, để mưu cầu một sự an bình, sự kiện này, làm tôi nhớ đến lời nhận xét của một quân nhân Mỹ, vị này hân hạnh biết được trên network, người ấy, đã từng kinh qua những nẽo đường chiến đấu trên mặt trận Miền đông Nam Bộ "Vietnam became a land of refugees as people tried to do whatever they could to protect themselves and their families"
Trong thời điểm đó mực độ chiến tranh gia tăng thật mạnh, quân lực Mỹ đã tham dự vào, nhất là sau trận đánh của quân Mặt Trận Giải Phóng(Liberation Font for VN) ở thị trấn Đồng Xoài, rồi đến trận Nhà Đỏ Bông Trang, nơi quê nội chúng tôi!
Những ngày mới, trên mãnh đất tương đối bình yên, tạm cư trong một căn hộ nhỏ, với hai bàn tay trắng ba, mẹ tảo tần lo cho anh em tôi, được ghi danh vào ngôi trường tiểu học Nam Châu Thành, nhưng sự học rất khó khăn, vì điều kiện gia đình quá túng thiếu...
Nhà cách xa trường đến bốn cây số, nên phãi lội bộ ngày hai bận, thỉnh thoãng trên vĩa hè, khoãng đường về, nhiều chiếc Tank của quân đội đồng minh, từ từ di chuyễn về căn cứ Phú-Lợi ở gần đấy, những người lính trẻ đó, thường khi cởi trần, vì khí hậu oi bức, họ hay ném kẹo cao-su, bánh ngọt đóng hộp xuống, rồi bao đứa như bọn tôi, lại một phen giành giật lấy, thật buồn!!!
Có đôi khi, bọn trẻ chơi trò ném đá vào những chiếc xe bóng loáng chở đầy những cô gái xinh đẹp, đến Phú-Lợi để phục vụ cho bao người lính viễn chinh kia...
Thế rồi, mọi việc cũng đâu vào đấy, ba tôi tìm được việc tốt, làm quản lý cho một Snack Bar ở tận Phú Giáo(Phước Vĩnh)khoãng 70 Km, đồng lương khắm khá, nhưng ít gặp gia đình, vì phuơng tiện giao thông thường bị gián đoạn , nhất là ở những vùng kiểm soát bởi Mặt trận Giải phóng.
Một hôm, ba tôi về thăm nhà, đến ngày đi, người mang tôi theo, ông được một số bạn người MỸ, giúp đi bằng máy bay chuyên chở của quân đội, tôi nhớ rất rỏ ràng, chúng tôi đến chờ đợi trong một nhà vòm bằng tôn ở phi trường Tân Sơn Nhất, sau đến, ra một quãng rộng, dưới đất lát bằng những vĩ sắt có lổ tròn, khi đến của phi cơ, một người lính Mỹ dùng hai tay bế vào sườn của tôi, đặt lên cửa phi cơ... Lần đó, chúng tôi đã mất một giờ để đến quận lỵ Phú-Giáo, trên một khoãng cách 70 km, nhưng nếu đi bằng xe đò, ít nhất cũng mất 5 giờ...
Nhà hàng ăn nhẹ tên gọi HERO Bar, được xây dựng bên cạnh ngôi trường quận, hàng ngày, lại rất khổ sở vì bị bọn học sinh ném đá, họ còn trẽ, nhưng thù ghét người Mỹ cùng nhiều cô gái bán phấn, buôn hương.
Những cô gái đó, thưòng ra chợ trong ngày cuối tuần, mua thật nhiều táo đỏ cho tôi, họ đến từ khắp nơi, nhất là miền Hậu Giang, gia đình thật nghèo, khó khăn v.v


1967-1970.

Bên cuộc sống mới, đã được ổn định một phần, gia đình chúng tôi đã sống trong giây phút thanh bình; Bình Dương,( Phú-Cường) một thị trấn, thuộc phía đông cách Sài-Gòn 30 km, là một miền đất tốt, thích hợp với ruộng vườn, cây ăn quả…Trong thời gian chiến tranh, nơi đây được gọi là vùng Tam Giác Sắt (Iron Triangle), nơi được làm căn cứ địa cho quân đội kháng chiến như: Bến Cát, Nhà Đỏ, Bông Trang, Xóm Bố, Lai Khê v.v.Cũng từ những nơi chốn đó, đã in hằn bao ý thức non dại của tôi, về chiến tranh cùng sự huỷ diệt tận cùng… Tôi vào học, bậc tiểu học tại trường Nam Châu Thành, một trường công lập của tỉnh; sau đến , trường Bồ-Đề (Bodhi) , trường trung học tư thục Phật giáo, rồi những năm chiến tranh, dai dẵng, leo thang, ngày càng khốc liệt. Mùa xuân 1968, năm Mậu Thân, chiến tranh đã lan đến khắp mọi nơi, nhưng rồi, bao giây phút căng thẳng, lo sợ đã qua, tình hình an ninh đã được kiểm soát, chặt chẻ hơn, gìờ giới nghiêm đã được thực hiện nhiều hơn, hàng ngày, tin chiến sự các nơi đổ về, từ các tiền đồn biên giới, những nơi xa xăm hẽo lánh.
Cho đến năm 1970, tôi vào trường Mỹ Nghệ Bình-Dương,trường được xây dựng năm 1901, cũng là trường Mỹ Thuật đầu tiên của Việt-Nam, một ngôi trường đã kinh qua nhiều biến cố, từ thời thuộc địa Pháp đến chiến tranh hiện tại, ngôi trường được thiết kế trên một khoãng không gian hửu tình, bên khúc sông hiền hòa, nơi đây tôi đã học được biết bao, thật nhiều những bài học đẹp, tuyệt vời…
Tôi vào học mỹ thuật, trong một ngôi trường với truyền thống sâu xa, cũng từ đó, tôi chọn cho mình một hướng đi thật đẹp, đó là một người họa sỹ, tạo những cái đẹp cho con người, và cho dân tộc tôi nói riêng, bên những đổ vỡ bởi chiến tranh, lúc bấy giờ, mực độ chiến tranh đã leo thang, trong thời điểm này, quân đội Mỹ đã có những trại lính lớn tại Phước Thành, Lai Khê, Lộc Ninh, Phú-Lợi v.v..
Trên con lộ 13, đi trên chiếc xe đò củ kỷ, lê từng bước một như con rùa, hơn nữa lại tránh bom mìn, do quân giãi phóng cài lên, trong suốt lộ trình từ Bình Dương về Phước Thành , đã kinh qua 10 chướng ngại vật nguy hiểm, trên đường, lại gặp những trạm kiểm soát, bởi quân đội VNCH cùng quân đội Mỹ.
Một năm của nhiều biến cố, đánh dấu nhiều vấn đề, để đến sự kiện quân đội đồng minh sẽ rút khỏi những nơi này…